Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 39)

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý giáo dục, quản lý hoạt động CM của giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã

chỉ rõ: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đào tạo sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ. Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu từng cấp học”.[31]

Luật Giáo dục đã quy định: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo” [10]

Chỉ thị 40 – CT/TW của Ban bí thư đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” [2]

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương pháp quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Coi trọng hàng đầu việc bảo đảm nâng cao chất lượng dạy và học, học và hành. [32]

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI chỉ rõ: “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, phấn đấu đến năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về GD - ĐT đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”[12].

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII đã khẳng định “Đẩy mạnh phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục” [12,133]

Còn ở Hương Sơn, báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện khoá XVIII trình Đại hội lần thư XIX cũng đã nhấn mạnh: “Tập trung nâng cao

chất lượng dạy và học, chú ý cả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài”.[13].

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 39)