Điều kiện về giáo dục – đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 49)

Hương Sơn là địa phương có truyền thống về học hành khoa cử, là một trong những cái nôi văn hóa và là vùng đất học của Hà Tĩnh từ nhiều thế kỷ nay. Cách mạng Tháng 8 thành công, rồi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), phong trào giáo dục đã phát triển mạnh, các trường học sớm được hình thành. Các phong trào giáo dục nhanh chóng được triển khai, đặc biệt là chủ trương cải cách giáo dục, PCGD, chống mù chữ. Kết quả, năm 1992 toàn huyện đã hoàn thành PCGD tiểu học - chống mù chữ, năm 2002 được công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS. Từ đó đến nay, chất lượng phổ cập vẫn được giữ vững và phát huy, năm 2005 toàn huyện triển khai thực hiện đề án PCGD bậc trung học. Đến cuối năm 2011, đã có 22 xã, thị trấn đã cơ bản hoàn thành phổ cập bậc trung học. Nhờ làm

tốt công tác phổ cập nên đã huy động hầu hết số trẻ trong độ tuổi đến lớp. CSVC trường học được sửa chữa, nâng cấp, bổ sung hàng năm, đảm bảo phục vụ cho các hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đặc biệt hệ thống phòng làm việc, phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, thư viện....được đầu tư xây dựng khá đầy đủ; đồ dùng thiết bị dạy học ngày càng được trang bị theo hướng hiện đại; khuôn viên, cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn. Các nhà trường thực sự là trung tâm văn hóa của mỗi địa phương.

Năm học 2010 - 2011 toàn huyện có 99 trường học, trong đó: Mầm non: 33 trường, Tiểu học: 36 trường, THCS: 25 trường, THPT: 5 trường.

Quy mô trường, lớp, học sinh THCS từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2010 – 2011 được thống kê ở các bảng 2.1.

Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phát triển mạnh, trong số 99 trường học, hiện có 61 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 12, Tiểu học: 35, THCS: 13, THPT: 01) và 9 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên và trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp của huyện hoạt động có hiệu quả, cùng với Trung tâm học tập cộng đồng của 32 xã, thị trấn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập, đào tạo nghề, trao đổi thông tin thời sự, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật,... của nhân dân. Tỉ lệ học sinh đậu vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề không ngừng được nâng lên.

Bên cạnh phát triển và hoàn thiện quy mô trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất, vấn đề xây dựng đội ngũ luôn được quan tâm đặc biệt. Sớm xác định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục nên hằng năm ngành đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện đã liên kết đào tạo với các trường Đại học,

Cao đẳng để mở nhiều lớp đào tạo nâng chuẩn cho cán bộ, giáo viên. Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các cấp học được bố trí đầy đủ về số lượng và cơ cấu bộ môn, hầu hết có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn (xem bảng 2.2)

Đối với giáo dục THCS, thống kê số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trình độ đào tạo của giáo viên được thống kê ở bảng 2.3.

Giáo dục THCS Hương Sơn đã khẳng định được vị trí xứng đáng trong nền giáo dục Hà Tĩnh, nhiều năm liền được xếp tiêu chí A, chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà đứng tốp đầu toàn tỉnh. Những thành tích đó tiếp tục được giữ vững, phát huy và tạo đà cho việc xây dựng và phát triển thời gian tới.

Bảng số 2. 1: Số lượng trường, lớp, học sinh THCS huyện Hương

Sơn

Năm học Số trường Số lớp Số Học sinh

2008 – 2009 25 315 10293

2009 – 2010 25 297 9405

2010 – 2011 25 271 8382

( Nguồn do Phòng GD-ĐT huyện Hương Sơn cung cấp)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w