Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 68 - 70)

yêu cầu cụ thể, dưới dạng những thao tác, hành động sư phạm nhất định. Chẳng hạn trong giảng dạy, giáo viên cần thực hiện hệ thống thao tác, hành động sau đây:

- Xác định mục đích yêu cầu và xây dựng cấu trúc của một bài lên lớp.

- Gây tâm thế nhận thức cho học sinh.

- Lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học.

- Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh nhằm chiếm lĩnh tri thức mới, cách thức hành động mới.

- Tổ chức các mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và tài liệu học tập, giữa học sinh với nhau trong giờ học.

- Tổ chức quá trình kiểm tra đánh giá để xác định mức độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hiện có ở học sinh…

Tuỳ theo các bậc học, trong từng nội dung hoạt động chuyên môn của giáo viên có thể có những yêu cầu khác nhau nhưng nhìn chung đều phải bao gồm tất cả những nội dung mà chúng tôi vừa đề cập tới ở trên.

3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên. môn của giáo viên.

Đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên là nhiệm vụ của các cấp quản lý giáo dục nhằm quản lý, động viên và tạo điều kiện để giáo viên phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng… góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành các quy chế đánh giá xếp loại chuyên môn đối với giáo

viên. Về cơ bản, các quy chế này đã đáp ứng được yêu cầu đánh giá, xếp loại giáo viên. Tuy nhiên, cần phải bổ sung vào căn cứ đánh giá những nội dung hoạt động chuyên môn của giáo viên mà các bản quy chế còn chưa đề cập tới hoặc đã đề cập tới nhưng chưa đầy đủ như sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng….Ngoài ra, cũng cần đưa thêm các tiêu chí đánh giá vào từng nội dung hoạt động chuyên môn của giáo viên cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học ở các bậc học nói riêng.

Ví dụ, đánh giá giờ dạy của giáo viên, không thể không chú ý đến các tiêu chí:

- Giáo viên có thực hiện đổi mới phương pháp dạy học không?

- Tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh có được phát huy tối đa trên cơ sở tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hay không?

- Giờ học có diễn ra sôi nổi với các hình thức học tập phong phú (toàn lớp, nhóm, cá nhân) không?

- Giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học không…?

- Giáo viên có thực hiên đầy đủ các nhiệm vụ dạy học không? Hoặc đánh giá công tác giáo dục của giáo viên, cần quan tâm hơn đến:

- Việc xây dựng nội dung, kế hoạch giáo dục.

- Lựa chọn các con đường, biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và nội dung cần giáo dục.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú nhằm hình thành ở học sinh các phẩm chất nhân cách, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Uốn nắn, điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc, vi phạm các chuẩn mực đạo đức ở học sinh.

- Đánh giá kết quả của quá trình giáo dục, căn cứ vào sự phát triển nhân cách học sinh…

Để việc đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên chính xác, khách quan và thuận tiện, các tiêu chí đưa ra phải cụ thể, tường minh. Kèm theo mỗi tiêu chí cần có những minh chứng có thể đo đếm, định lượng được. Đối với các bậc học đã có quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn cần phải bổ sung, hoàn chỉnh. Còn bậc học nào chưa có, cần nhanh chóng xây dựng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên THCS ở huyện hương sơn hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w