Thanh tra là nhằm đánh giá tình hình hoạt động của các nhà trường trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của luật giáo dục và các văn bản
pháp quy hướng dẫn thực hiện của Bộ GD - ĐT về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục.
Qua thanh tra đánh giá đúng thực trạng tình hình nhà trường, đôn đốc việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giáo dục; tư vấn các biện pháp khả thi để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, phấn đấu thực hiện phương pháp chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá giáo dục. Đồng thời kiến nghị với các cấp quản lý nhà nước điều chỉnh, bổ sung các chính sách và quy định nhằm thúc đẩy việc nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục. Để đáp ứng được yêu cầu, mục đích của nhiệm vụ thanh tra kiểm tra Phòng GD - ĐT Hương Sơn đã tiến hành triển khai kế hoạch và thực hiện đạt kết quả như sau:
2.4.2.1. Xây dựng lực lượng thanh tra kiểm tra.
- Phòng bố trí một cán bộ phụ trách công tác thanh tra giúp trưởng phòng lên kế hoạch thanh tra, giải quyết khiếu nại khiếu tố, tiếp công dân theo quy định của luật khiếu nại tố cáo.
- Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn cho 46 thanh tra viên kiêm nhiệm để đội ngũ này làm tốt hơn công tác thanh tra.
- Triển khai hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cho cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra viên kiêm nhiệm
- Lãnh đạo phòng phối hợp với công đoàn ngành GD - ĐT có biện pháp cũng cố về tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo quyết định của pháp lệnh thanh tra, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo tinh thần Nghị định 71/1998/ NĐ - CP ngày 9/8/1998 của Chính phủ và “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường”
ban hành theo quyết đinh số 04/2000/ QĐ - BGD-ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ GD - ĐT.
- Hiệu trưởng các trường làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học, tạo mọi điều kiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động đúng chức năng, phát huy tốt vai trò của mình trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
2.4.2.2. Hoạt động thanh tra kiểm tra trong năm học.
Thanh tra kiểm tra các đơn vị và đánh giá lao động sư phạm của giáo viên là một nhiệm vụ trọng tâm của thanh tra kiểm tra giáo dục.
- Lãnh đạo phòng GD - ĐT đã quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò và tác dụng của công tác thanh tra, đề ra kế hoạch và tổ chức lực lượng, ưu tiên thời gian, phương tiện để triển khai công tác thanh kiểm tra các đơn vị và đánh giá lao động sư phạm của giáo viên.
- Đã kiểm tra đột xuất 100% số đơn vị trường học, tập trung trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học, công tác quản lý của hiệu trưởng.
- Trong các đợt thanh tra kiểm tra các đơn vị, đã chú trọng tập trung trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở những đơn vị được thanh kiểm tra, nhìn chung đã xây dựng được kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành đặt ra, đảm bảo kỷ cương nề nếp, xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, bước đầu thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Công tác xã hội hoá tiếp tục được đẩy mạnh, tăng cường một bước trong xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tôn tạo cảnh quan sư phạm.
- Tập trung thanh tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên giảng dạy chương trình mới để góp ý rút kinh nghiệm, xây dựng giờ dạy chuẩn mực, nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Dành thời gian dự giờ giáo viên dạy chéo môn để các nhà trường điều chỉnh, bố trí lại những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Coi trọng yêu cầu đổi mới phương
pháp giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, giáo viên.
Trong các đợt thanh kiểm tra đã chỉ đạo các thanh tra viên bám sát tiêu chuẩn giờ dạy, căn cứ xếp loại thanh tra để đánh giá phân loại cá nhân và đơn vị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả giáo dục.
Đề xuất những kiến nghị, những biện pháp cụ thể giúp nhà trường khắc phục những tồn tại thiếu sót để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học đề ra.
Bên cạnh những cố gắng và những kết quả đạt được, ở một số đơn vị chưa làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học, chỉ đạo chuyên môn chưa sát sao, kiểm tra thiếu cụ thể. Vì vậy việc thực hiện kỷ cương nề nếp ở một số giáo viên chưa nghiêm, vẫn còn hiện tượng vi phạm quy chế chuyên môn như soạn bài còn sơ sài chiếu lệ bỏ tiết, dồn tiết…Đoàn thanh tra đã nghiêm khắc đối với những trường hợp sai phạm nói trên và đề nghị nhà trường tổ chức kiểm điểm xét hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm.