Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT

2.1.2.1. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả

- Tổng giá trị SX (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ tạo ra trong 1 chu kỳ sản xuất

GO = ∑Qi.Pi

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i Pi là giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC) IC = ∑Cj.Gj

Trong đó: Cj: số lượng đầu vào thứ j Gj: Giá đầu vào thứ j - Giá trị tăng thêm (VA)

Giá trị tăng thêm = Tổng giá trị SX – Chi phí trung gian

Hay: VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI)

MI = VA – (A + T)

Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ T: Thuế

- Thu nhập: Thu nhập là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị nhất định, thường là 1 năm hay 1 chu kỳ sản xuất

R = MI – Công LĐ

2.1.2.2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả

Tổng giá trị SX - Tỷ suất giá trị SX theo chi phí (TSSX) =

Chi phí trung gian GO

Hay: TSSX =

IC

Giá trị tăng thêm - Tỷ suất giá trị tăng theo chi phí (TSCP) =

Chi phí trung gian

VA Hay: TSCP =

IC

- Tỷ suất giữa thu nhập hỗn hợp bình quân trên 1 công lao động: Thực tiễn hiện nay cho thấy, người nông dân thường không tính đến công lao động của mình trong việc hạch toán kinh tế cho quá trình SX, do đó việc tính toán HQKT không khách quan. Vì vậy cần đánh giá chính xác tất cả các chi phí trong đầu tư SXKD kể cả chi phí lao động.

Nông nghiệp là nghành kinh tế đặc thù vì nó phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác cho nên đánh giá đúng hiệu quả kinh tế có vai trò rất quan trọng:

- HQKT có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và ra quyết định sản xuất: Nếu không có các phân tích đánh giá cụ thể và chính xác thì không thể xác định được quá trình sản xuất có phù hợp hay không trong một nguồn lực có hạn. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thì điều đó vô cùng quan trọng, nó là cơ sở khoa học để kết luận mức độ thích nghi khả năng lợi nhuận thu được cho các quy trình đã sản xuất. Làm bài học kinh nghiệm dự báo cho các quá trình sản xuất sau này nhằm mang lại HQKT, xã hội, hiệu quả sinh thái môi trường,....để từ đó hoạch định chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ.

- Trong sản xuất nông nghiệp có những nguồn lực không thể thay thế và bị giới hạn bởi các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau đòi hỏi phải có sự cung ứng từ phía nhà sản xuất. Từ yêu cầu đó, người sản xuất phải phân tích, đánh giá, lựa chọn những phương hướng đi phù hợp, đúng đắn cũng như hướng đầu tư SXKD phù hợp với tình hình cụ thể.

2.1.4. Cơ sở khoa học và thực tiễn* Cơ sở khoa học: * Cơ sở khoa học:

- Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn: Trong trồng trọt năng suất hệ thống đạt được trong trồng xen sẽ cao hơn, bởi khi trồng xen chúng liên kết và bổ sung lẫn nhau và như thế sử dụng toàn bộ tài nguyên thiên nhiên như ánh sáng, không khí, nước, các chất dinh dưỡng,…tốt hơn.

- Tận dụng khoảng không trong liên kết trồng: Khoảng không giữa các đối tượng trồng trong cùng một diện tích đất được sử dụng một cách triệt để, vừa sử dụng hết các nguồn lực nhằm đạt kết quả tối đa. Theo nghiên cứu của tác giả Dương Hồng Hiên đã cho rằng: “trồng xen canh tạo điều kiện sử dụng ánh sáng tốt hơn, nhưng về kỹ thuật trồng xen cần chú ý sự sắp xếp không gian và thời gian cũng như các loại cây trồng”.

- Nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng, tăng chất hữu cơ trong quang hợp: Trồng xen sẽ tạo nên 1 tổng diện tích lá có lợi của nhiều loại cây trồng lớn hơn rất nhiều lần diện tích mặt rộng. Các loại cây được trồng xen với nhau hợp lý sẽ tận dụng được một lượng ánh sáng mặt trời nhiều hơn để tạo ra nhiều chất hữu cơ hơn. Bên cạnh đó, xác thực vật phân huỷ sau chu kỳ phát triển là nguồn bổ sung chất hữu cơ cho đất trồng đã bị mất đi trong quá trình khai thác và sử dụng.

- Tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị diện tích: Cùng một diện tích đất, canh tác trồng xen hợp lý sẽ mang lại nhiều loại sản phẩm nông nghiệp hơn, do đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong điều kiện SX nông nghiệp đang gặp phải những vấn đề cần giải quyết như: diện tích đất trồng giảm, tình hình sâu bệnh,…thì xen canh tạo ra nhiều loại sản phẩm hơn do đó hiệu quả cao hơn.

- Khống chế cỏ dại và sâu bệnh: Trồng xen nhiều loại cây trồng nhằm khống chế sự bùng phát của cỏ dại và chống xói mòn đất. Đặc biệt có nhiều loại cây trồng xen canh với nhau hạn chế rất nhiều sự phát triển của các loại sâu bệnh. Trên đồng ruộng có nhiều loại cây trồng xen kẽ sẽ làm tăng tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái nông nghiệp. Do đó tạo nên một nguồn thức ăn không thuận lợi cho những loại sinh vật gây hại chuyên tính, cản trở sự phát sinh, lây lan của chúng, nhất là đối với những loài dịch hại chuyên tính không có khả năng tự phát tán đi xa.

* Cơ sở thực tiễn:

Ở các cây trồng, nếu chúng ta biết kết hợp các loại cây dài ngày có hệ rễ ăn sâu với các loại cây ngắn ngày có hệ rễ ăn nông và có khả năng cố định đạm một cách hợp lý, chặt chẽ thì chúng ta sẽ tận dụng được đầy đủ lợi thế tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phát huy các mối quan hệ giữa các thành phần cây trồng, tạo điều kiện tăng năng suất của cả 2 loại cây, đáp ứng nhu cầu “lấy ngắn nuôi dài”, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, chống xói mòn và cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh hại.

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: đề tài được triển khai thu thập số liệu, nghiên cứu tại các đơn vị, các hộ nông dân có truyền thống và kinh nghiệm SXKD cam trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn như: công ty rau quả 19/05, công ty cây ăn quả 1/5, công ty SX và XNK cà phê - cao su Nghệ An, các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Tân.

2.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Thực trạng SX cam và các cây trồng xen khác trên đất đỏ Bazan địa bàn huyện

Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An.

- Đánh giá hiệu quả KT - XH của các mô hình xen canh tại địa bàn nghiên cứu. - So sánh hiệu quả giữa các mô hình xen canh được sử dụng để tìm ra mô hình đạt hiệu quả KT - XH cao nhất.

2.4. Phương pháp nghiên cứu:

Để tiến hành nghiên cứu đề tài của mình tôi đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích, đánh giá.

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Trong toàn huyện lựa chọn các địa điểm có quá trình trồng cam và xen canh các loại cây ngắn ngày đặc thù của cả huyện: công ty rau quả 19/05, công ty cây ăn quả 1/5, các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Tân,....để tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu. - Thu thập số liệu thứ cấp:

Sử dụng các tài liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề quan tâm nghiên cứu (xen canh). Các tài liệu đó bao gồm các bài viết, các trang web, nghiên cứu…. - Thu thập thông tin sơ cấp:

Để thu thập số liệu những thông tin sơ cấp mang tính cập nhật, mới và có liên quan nhiều đến đề tài nghiên cứu tôi đã sử dụng 2 phương pháp:

+ Phương pháp tham khảo (chuyên gia, chuyên khảo)

Tham khảo ý kiến trực tiếp của cán bộ huyện, cán bộ xã và những người nông dân có chuyên môn, lão nông tri điền có nhiều kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh cam tại địa phương để áp dụng vào nghiên cứu.

Để thực hiện phương pháp này trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu tôi đã soạn một bộ câu hỏi theo mẫu tự chọn. Các tiêu chí trong mẫu phiếu điều tra phù hợp với mục đích cần đạt được của đề tài nghiên cứu. Để đảm bảo tính chính xác, tính khách quan và đại diện cao, tôi đã chọn sung lượng mẫu khảo sát 60 và dung lượng này được chia nhiều đối tượng như: các hộ nông dân, các đơn vị SXKD cam, cán bộ chuyên trách tại trạm KN, phòng NN&PTNT huyện. Kết hợp với điều tra thực địa tại các vườn cam xen canh.

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu:

- Đối với tài liệu thứ cấp: Loại bỏ những tài liệu kém giá trị, sử dụng những tài liệu chính xác, liên quan đến vấn đề nghiên cứu và tiến hành thống kê toán học và đưa ra kết luận.

- Đối với tài liệu sơ cấp: Đây chủ yếu là các tài liệu có được từ việc điều tra trực tiếp người sản xuất. Tiến hành tổng hợp thông qua hệ thống bảng biểu dựa trên những chỉ tiêu cần thiết. Xử lý các thông số bằng máy tính bỏ túi, phần mềm hỗ trợ Microsof Excel 2003 và phần mềm SPSS.

2.4.3. Phương pháp phân tích - đánh giá

Thông qua các số liệu thu thập trong thời gian thực tập nghiên cứu, tiến hành xử lý các số liệu từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá về hiệu quả KT - XH của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan Nghĩa Đàn - Nghệ An.

Từ các kết quả canh tác xen canh của các loại cây trồng đó trong vườn cam để có sự so sánh giữa các mô hình cây trồng xen. Mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả cải tạo đất cao hơn? Từ đó đưa ra các khuyến cáo hợp lý cho các mô hình sản xuất nhằm không ngừng nâng cao SXKD cam trên địa bàn đồng thời khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Huyện Nghĩa Đàn nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Sau khi tách Thị trấn Thái Hoà cùng 7 xã vùng phụ cận để thành lập thành lập Thị xã Thái Hoà (năm 2008), huyện Nghĩa Đàn còn 24 đơn vị hành chính với quy mô diện tích 61.785 ha tự nhiên (chiếm 4,5% diện tích tỉnh Nghệ An), dân số 130.140 người. Vị trí trung tâm mới của huyện được quy hoạch tại khu vục trung tâm xã Nghĩa Bình hiện nay, cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 1 - 2 km về phía Đông, cách Thành phố Vinh khoảng 90km, cách Thị xã Thái Hoà khoảng 6km về phía Đông - Bắc.

Nghĩa Đàn nằm trong vùng có nhiều cơ quan nhà nước là các trung tâm nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp SX và dịch vụ, cơ sở công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông - lâm sản…sẽ là những yếu tố đảm bảo vững chắc cho Nghĩa Đàn trong quá trình xây dựng và phát triển.

3.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế:

Huyện Nghĩa Đàn nằm từ toạ độ 105018’ – 105035’ kinh độ Đông và 19013’ – 19033’ vĩ độ Bắc và có vị trí địa lý khá thuận lợi như sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá.

+ Phía Nam giáp Huyện Tân Kỳ và huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An. + Phía Đông giáp tỉnh Thanh Hoá và huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An. + Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An

Đây là huyện có vị trí địa lý và nguồn lực chiếm vai trò rất quan trọng: Là cửa ngõ phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, Nghĩa Đàn có vị trí hết sức thuận lợi, có Đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc từ phía Bắc xuống phía Nam, có quốc lộ 48 chạy ngang theo hướng Đông - Tây, nối quốc lộ 1A với cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong) đang được xây dựng, là cầu nối giữa tỉnh Nghệ An với các tỉnh Bắc và Trung Lào….là điều kiện thuận lợi để tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Nghĩa Đàn nói riêng mở rộng các quan hệ, trao đổi sản phẩm hàng hoá, phát triển nghành thương mại, du lịch,….các nước trong khu vực và các tỉnh khác.

Do có vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Tây Bắc Nghệ An nên từ lâu Nghĩa Đàn đã được xem là một trong những trọng điểm kinh tế của cả tỉnh.

3.1.2. Địa hình, đất đai* Địa hình * Địa hình

Nghĩa Đàn thuộc huyện vùng núi thấp, có địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi của tỉnh. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao quanh là các dãy núi có độ cao từ 300m đến 400m như Chuột Bạch, Cột Cờ, Bồ Bồ, Hòn Sương,...Vùng trung tâm gồm nhiều dãy đồi bát

úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao từ 50 đến 70m.

Với đặc điểm địa hình bề mặt của huyện Nghĩa Đàn có 8,0% diện tích bề mặt tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp thoải, 27% là núi tương đối cao đã tạo cho địa phương nhiều vùng đất thoải bằng với quy mô diện tích lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp đạt hiệu quả cao.

* Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 61.785 ha, diện tích sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá chiếm 4.460 ha, diện tích thổ nhưỡng còn lại 57.352 ha, phân bổ trên 6 nhóm đất chính: đất phù sa, đất nâu vàng, đất lúa vàng đồi núi, đất feralit đỏ vàng đồi núi (170 - 200m), đất feralit đỏ vàng núi thấp (200 - 1.000m) và đất đen. Trong đó, nhóm đất feralit đỏ vàng đồi núi (đất bazan) có vai trò quan trọng nhất với diện tích 30.207 ha (chiếm 52,69% đất thổ nhưỡng toàn huyện), đây là quỹ đất tốt, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 9.708 ha, chiếm 17,06% đất thổ nhưỡng toàn huyện, có 3 loại đất là: phù sa được bồi đắp hằng năm của hệ thống sông Hiếu (1.278 ha), phù sa không được bồi chua (3910 ha) và phù sa cổ có nhiều sản phẩm Feralit (4.520 ha) phù hợp cho trồng màu, cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày.

- Nhóm đất nâu vàng: Tại Nghĩa Đàn tập trung loại đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (3400 ha), chiếm 5,93% toàn huyện phân bố rải rác thành từng giải đồi thấp ven sông tập trung ở các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Mai, Nghĩa Minh. Loại đất này có thể trồng cây ăn quả (cam, quýt,...), nơi nhẹ có thể trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất lúa vàng đồi núi: Diện tích 3.410 ha chiếm 5,95% thổ nhưỡng toàn huyện. Đây là loại đất phù hợp cho trồng lúa và các loại cây ngắn ngày.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng đồi núi: Diện tích 30.207 ha, chiếm 52,69% đất thổ nhưỡng toàn huyện, trong đó có 2 loại đất chính:

+ Đất nâu đỏ phát triển trên đá Macma trung tính và Bazơ, diện tích 9.527 ha, phân bố ở các xã Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Liên và các nông trường cũ. Là quỹ đất tốt, tầng đất dày, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả các loại.

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích 19.081 ha. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt nhẹ, giữ nước tốt, có thể trồng Càphê, cam, chanh, nơi ít dốc trồng hoa màu lương thực và đang là loại đất chính được khai thác trồng mía và dứa nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w