Phương pháp phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.3.Phương pháp phân tích đánh giá

Thông qua các số liệu thu thập trong thời gian thực tập nghiên cứu, tiến hành xử lý các số liệu từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá về hiệu quả KT - XH của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan Nghĩa Đàn - Nghệ An.

Từ các kết quả canh tác xen canh của các loại cây trồng đó trong vườn cam để có sự so sánh giữa các mô hình cây trồng xen. Mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả cải tạo đất cao hơn? Từ đó đưa ra các khuyến cáo hợp lý cho các mô hình sản xuất nhằm không ngừng nâng cao SXKD cam trên địa bàn đồng thời khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Huyện Nghĩa Đàn nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Sau khi tách Thị trấn Thái Hoà cùng 7 xã vùng phụ cận để thành lập thành lập Thị xã Thái Hoà (năm 2008), huyện Nghĩa Đàn còn 24 đơn vị hành chính với quy mô diện tích 61.785 ha tự nhiên (chiếm 4,5% diện tích tỉnh Nghệ An), dân số 130.140 người. Vị trí trung tâm mới của huyện được quy hoạch tại khu vục trung tâm xã Nghĩa Bình hiện nay, cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 1 - 2 km về phía Đông, cách Thành phố Vinh khoảng 90km, cách Thị xã Thái Hoà khoảng 6km về phía Đông - Bắc.

Nghĩa Đàn nằm trong vùng có nhiều cơ quan nhà nước là các trung tâm nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp SX và dịch vụ, cơ sở công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông - lâm sản…sẽ là những yếu tố đảm bảo vững chắc cho Nghĩa Đàn trong quá trình xây dựng và phát triển.

3.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế:

Huyện Nghĩa Đàn nằm từ toạ độ 105018’ – 105035’ kinh độ Đông và 19013’ – 19033’ vĩ độ Bắc và có vị trí địa lý khá thuận lợi như sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá.

+ Phía Nam giáp Huyện Tân Kỳ và huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An. + Phía Đông giáp tỉnh Thanh Hoá và huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An. + Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An

Đây là huyện có vị trí địa lý và nguồn lực chiếm vai trò rất quan trọng: Là cửa ngõ phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, Nghĩa Đàn có vị trí hết sức thuận lợi, có Đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc từ phía Bắc xuống phía Nam, có quốc lộ 48 chạy ngang theo hướng Đông - Tây, nối quốc lộ 1A với cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong) đang được xây dựng, là cầu nối giữa tỉnh Nghệ An với các tỉnh Bắc và Trung Lào….là điều kiện thuận lợi để tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Nghĩa Đàn nói riêng mở rộng các quan hệ, trao đổi sản phẩm hàng hoá, phát triển nghành thương mại, du lịch,….các nước trong khu vực và các tỉnh khác.

Do có vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Tây Bắc Nghệ An nên từ lâu Nghĩa Đàn đã được xem là một trong những trọng điểm kinh tế của cả tỉnh.

3.1.2. Địa hình, đất đai* Địa hình * Địa hình

Nghĩa Đàn thuộc huyện vùng núi thấp, có địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi của tỉnh. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao quanh là các dãy núi có độ cao từ 300m đến 400m như Chuột Bạch, Cột Cờ, Bồ Bồ, Hòn Sương,...Vùng trung tâm gồm nhiều dãy đồi bát

úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao từ 50 đến 70m.

Với đặc điểm địa hình bề mặt của huyện Nghĩa Đàn có 8,0% diện tích bề mặt tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp thoải, 27% là núi tương đối cao đã tạo cho địa phương nhiều vùng đất thoải bằng với quy mô diện tích lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp đạt hiệu quả cao.

* Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 61.785 ha, diện tích sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá chiếm 4.460 ha, diện tích thổ nhưỡng còn lại 57.352 ha, phân bổ trên 6 nhóm đất chính: đất phù sa, đất nâu vàng, đất lúa vàng đồi núi, đất feralit đỏ vàng đồi núi (170 - 200m), đất feralit đỏ vàng núi thấp (200 - 1.000m) và đất đen. Trong đó, nhóm đất feralit đỏ vàng đồi núi (đất bazan) có vai trò quan trọng nhất với diện tích 30.207 ha (chiếm 52,69% đất thổ nhưỡng toàn huyện), đây là quỹ đất tốt, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 9.708 ha, chiếm 17,06% đất thổ nhưỡng toàn huyện, có 3 loại đất là: phù sa được bồi đắp hằng năm của hệ thống sông Hiếu (1.278 ha), phù sa không được bồi chua (3910 ha) và phù sa cổ có nhiều sản phẩm Feralit (4.520 ha) phù hợp cho trồng màu, cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày.

- Nhóm đất nâu vàng: Tại Nghĩa Đàn tập trung loại đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (3400 ha), chiếm 5,93% toàn huyện phân bố rải rác thành từng giải đồi thấp ven sông tập trung ở các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Mai, Nghĩa Minh. Loại đất này có thể trồng cây ăn quả (cam, quýt,...), nơi nhẹ có thể trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất lúa vàng đồi núi: Diện tích 3.410 ha chiếm 5,95% thổ nhưỡng toàn huyện. Đây là loại đất phù hợp cho trồng lúa và các loại cây ngắn ngày.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng đồi núi: Diện tích 30.207 ha, chiếm 52,69% đất thổ nhưỡng toàn huyện, trong đó có 2 loại đất chính:

+ Đất nâu đỏ phát triển trên đá Macma trung tính và Bazơ, diện tích 9.527 ha, phân bố ở các xã Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Liên và các nông trường cũ. Là quỹ đất tốt, tầng đất dày, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả các loại.

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích 19.081 ha. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt nhẹ, giữ nước tốt, có thể trồng Càphê, cam, chanh, nơi ít dốc trồng hoa màu lương thực và đang là loại đất chính được khai thác trồng mía và dứa nguyên liệu.

+ Ngoài ra còn khoảng 1.548 ha các loại đất cùng nhóm - cũng là loại đất tốt, thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng.

- Nhóm đất đen: Diện tích 3.870 ha, chiếm 6,75% đất toàn huyện. Gồm 2 loại:

+ Đất đen trên Tuyp: diện tích 1.675 ha, đất có nhiều sét, ẩm, rất dính dẻo, khi khô lại rất cứng, phần lớn tầng đất mỏng, có thể trồng cây ăn quả nhưng cần lưu ý tưới nước.

+ Đất đen trên đá vôi: diện tích 2.195 ha phân bố ở các thung lũng đá vôi. Đất có phản ứng trung tính, thành phần cơ giới thịt nặng. Nơi thấp và đủ nước có thể trồng lúa, cần cày sâu, phơi ải nhưng không để lâu vì sẽ làm đất cứng.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp: Diện tích 6.730 ha, chiếm 11,62% đất thổ nhưỡng toàn huyện, chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, có tầng dày trung bình, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, có thể trồng mía, dứa hoặc cây ngắn ngày.

Như vậy, Nghĩa Đàn là huỵện có quỹ đất đai khá phong phú với nhiều loại đất khác nhau để trồng những loại cây trồng thích ứng với từng loại đất đó. Điều này tạo cho huyện có thể sử dụng nhiều đối tượng cây trồng, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hoá đa dạng.

Bảng 3.1 : Các loại đất tự nhiên huyện Nghĩa Đàn

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Nhóm đất phù sa. 9.708 17,06

3 Nhóm đất vàng đồi núi. 3.410 5,95 4 Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi thấp. 30.207 52,69

5 Nhóm đất đen. 3.870 6,75

6 Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi cao. 3.410 5,95

(Nguồn: phòng địa chính huyện Nghĩa Đàn)

Với các loại đất đa dạng, màu mỡ, Nghĩa Đàn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại cây trồng:

- Đối với địa hình đồi núi dốc, cao trồng rừng; vùng đồi thoải trồng cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp hằng năm, màu các loại.

- Nơi thung lũng thấp có thể sản xuất lúa nước, rau màu.

Do vậy, hiện tại phần lớn quỹ đất ở Nghĩa Đàn đều đã được khai thác sử dụng với cơ cấu:

+ Đất phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp: 81,4% + Đất phi nông nghiệp: 14,7%

+ Chỉ còn 4,2% diện tích chưa khai thác sử dụng.

Đất đỏ bazan là loại đất phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê và các loại cây ăn quả như cam, quýt, dứa,....Cụ thể quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn như sau:

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng quỹ đất đến 1/1/2008 huyện Nghĩa Đàn

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 61.785 100

1. Đất nông nghiệp 50.32 81,4

1.1. Đất SX nông nghiệp 27.142 43,9

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 19.467

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 7.675

1.2. Đất lâm nghiệp 22.862 37,5

1.2.1. Đất rừng SX 18.156

1.2.2. Đất rừng phong hộ 4.705

1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 276

1.4. Đât nông nghiệp khác 40

2. Đất phi nông nghiệp 8.882 14,4

3. Đất chưa sử dụng 2.583 4,2

3.1. Đất bằng chưa sử dụng 66

3.2. Đất đồi chưa sử dụng 1.697

3.3. Núi đá không có rừng cây 820

Từ các số liệu đó ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của huyện Nghĩa Đàn: 43.9 37.5 14.4 4.2 0 10 20 30 40 50 1 Loại đất Tỷ lệ % Đất SX nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất huyện Nghĩa Đàn 2008

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

- Khí hậu: Nghĩa Đàn chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây Bắc - Nghệ An, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,30C trung bình tháng cao nhất là 28 - 290C (tháng 6, 7), thấp nhất là dưới 200C (tháng 12, 1 và 2). Nhiệt độ cao tuyệt đối là 41,6oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là – 0,20C. Tổng nhiệt độ bình quân hằng năm 85030C, trong đó: vụ Đông Xuân 36000C, vụ Hè Thu 49030C.

+ Lượng mưa trung bình 1.633 mm/năm, có đến 70% lượng mưa tập trung từ tháng 5-10. Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm; mùa khô lượng mưa không đáng kể.

+ Hướng gió chủ yếu là Tây Bắc, Đông Nam, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam (gió Lào) khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.

- Tổng số giờ nắng trong năm: 1597 giờ trong đó tháng 7 cao nhất (bình quân 170 giờ) và tháng 1 thấp nhất (79 giờ).

Tổng lượng bốc hơi 825 mm/năm.

Nhìn chung, thời tiết khí hậu ở Nghĩa Đàn có đặc điểm khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi phù hợp để phát triển nuôi trồng các loại cây, con vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, thời tiết khí hậu nắng nóng vào các tháng 6, 7, 8 và hạn hán vào các tháng 12, 1, 2 gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện.

Tình hình cụ thể khí tượng huyện Nghĩa Đàn được tổng hợp ở phụ lục 1: Số liệu khí hậu huyện Nghĩa Đàn (tính trung bình 20 năm) phần phụ lục.

- Nguồn nước, thuỷ sản: Nghĩa Đàn có hệ thống sông ngòi khá dày đặc bao gồm sông Hiếu và hơn 48 sông suối lớn nhỏ cùng 2 công trình hồ Sông Sào và hồ Khe Đá với hàng nghìn ao hồ khác với tổng 3.582 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng, trữ lượng trên 70m3 nước cùng 167 km mương bêtông,…là tiềm năng thuỷ lợi khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nếu khai thác tốt và hợp lý sẽ mang lại hiệu quả rất lớn không những đối với sản xuất nông - lâm nghiệp mà còn là nguồn lợi khai thác và NTTS, phát triển du lịch sinh thái,....

3.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Nghĩa Đàn nằm trong vùng có nhiều khoáng sản quý hiếm mà ít nơi có được như: thiếc, đá trắng và nhất là đá bọt bazan. Đây là những tài nguyên thiên nhiên quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện nhà phát triển.

3.1.5. Dân cư và nguồn lao động

Theo số liệu thống kê đến 1/10/2008, dân số Nghĩa Đàn có 130.140 người (bằng 2,2% dân số cả tỉnh) gồm 3 dân tộc Kinh, Thái, Thổ sinh sống và 100% dân cư là nông thôn, dân số tham gia trong khu vực SX nông nghiệp có 123.104 người (chiếm 93,88%). Có 4 xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ.

Toàn huyện có 81.077 lao động (chiếm 62,3% tổng dân số), trong đó lao động nông - lâm - thuỷ sản là 50.074 người (chiếm 72,89% lao động trong khu vực SX). Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm sản xuất, cùng hệ thống các doanh nghiệp và hệ thống trạm trại trên địa bàn - đó là những hạt nhân quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Bên cạnh đó huyện có cộng đồng dân cư với truyền thống, kinh nghiệm và bản chất đã được đúc kết, quy tụ nhiều tinh hoa tốt đẹp của nhiều tầng lớp người

lao động từng là công nhân, nông dân, là những người làm khoa học, những chiến sĩ tham gia xây dựng kinh tế là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển của huyện.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên và xã hội của Nghĩa Đàn tương đối thuận lợi cho sự phát triển KT - XH của huyện nhà. Tuy nhiên, sau khi thành lập Thị xã Thái Hoà (2008), huyện Nghĩa Đàn đang đứng trước những thách thức :

- Vị trí là trung tâm KT - XH vùng Tây Bắc tỉnh sẽ suy giảm, Nghĩa Đàn không còn là trung tâm SX công nghiệp và dịch vụ tổng hợp của các huyện, đơn vị trong vùng.

- Sức thu hút đầu tư có thể giảm do sự cạnh tranh của Thị xã Thái Hoà. - Cần có bước đột phá mạnh trong việc đô thị hoá nông thôn. Từ một huyện đang có sự phát triển cân đối theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.

3.2. Tình hình phát triển của cây cam tại huyện Nghĩa Đàn

Nhân dân ta có tập quán trồng cam từ lâu, cam được trồng từ Bắc vào Nam và đã hình thành đựoc một số vùng lớn với những giống cam nổi tiếng như: cam Xã Đoài, cam sông con (Nghệ An), cam Thư Trì (Thái Bình), cam Tứ Kỳ (Hải Dương), cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh),...Hiện nay đang có chương trình đề án 1 triệu hecta cây ăn quả vào năm 2010 theo vùng sinh thái, trong đó cây có múi tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và Trung bộ.

Là huyện miền núi có diện tích đất Bazan lớn nhất tỉnh Nghệ An, huyện Nghĩa Đàn có đủ điều kiện phát triển các loại cây công nghiệp và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đất đỏ Bazan là đơn vị đất có độ phì nhiêu cao nếu như không muốn nói là hơn tất cả các loại đất trong SX nông - lâm nghiệp. Trong khi đang từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý thâm canh theo hướng hàng hoá luôn cần phải xem xét đến tính bền vững trong hiệu quả sử dụng đất đai của cây trồng.

Cùng với các loại cây như cao su, cà phê thì cam thực sự là cây “xoá đói giảm nghèo” tại vùng đất này. Đặc biệt, đây là nguồn cung của sản phẩm với

thương hiệu “cam vinh” được cục sở hữu trí tuệ công nhận năm 2004 cho công ty rau quả 19/05 trên địa bàn Nghĩa Đàn.

Bảng 3.3: Diện tích cam của các công ty trên địa bàn Nghĩa Đàn giai đoạn 2005-2010:( Đv tính: ha)

TT Đơn vị Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 Công ty cây ăn quả 218 165 172 222 250 270

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 31)