Mô hình xen canh Cam Lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1.Mô hình xen canh Cam Lạc

3.3.1.1. Tổng quan mô hình

Đây là mô hình áp dụng trong thời kỳ KTCB của cây cam và giai đoạn khi cây cam đã đưa vào khai thác 2 - 3 năm đầu nên tổng sản phẩm thu được chủ yếu thời kỳ KTCB là từ cây lạc, còn sang giai đoạn cây cam khai thác 2 - 3 năm đầu mô hình cho sản phẩm gồm lạc và cam.

Lạc còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng (danh pháp khoa học

arachis hypogaea) là 1 loại cây thuộc cây họ đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Người ta thường gọi là củ lạc nhưng thực tế, hoa đậu phộng nở rồi cắm xuống đất và phát triển thành quả nên lạc sinh ra quả chứ không phải là những loại củ thường gặp. Lạc là loại cây thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit, dễ trồng và chăm sóc trong vườn cam. Ở một số nơi, mô hình này đã được áp dụng các tiến bộ KHKT trồng lạc phủ nilon xen canh với cam.

- Điều kiện đất đai trồng lạc: phải đảm bảo tính cao ráo, thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là thịt nhẹ, độ pH 5,5 - 7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu sinh thái của cây lạc: rễ phát triển cả chiều sâu và chiều ngang; đủ oxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động; tia quả đâm xuống đất dễ dàng và dễ thu hoạch.

- Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng đối với cây lạc, nhiệt độ thích hợp cho suốt chu kỳ phát triển của cây lạc là 25 - 350C và thay đổi tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng.

- Ẩm độ, lượng mưa: độ ẩm thích hợp khoảng 75-85% và lượng mưa cho cả chu kỳ phát triển khoảng 450 - 700mm.

- Ánh sáng: lạc là cây ngắn ngày và phản ứng với quang chu kỳ yếu hoặc phản ứng trung tính. Tổng giờ nắng trong thời gian phát triển của lạc cần khoảng 200h/tháng.

3.3.1.2. Các biện pháp kỹ thuật và thời vụ của mô hình xen canh Cam - Lạc

* Kỹ thuật chọn giống, xử lý giống và mật độ gieo

Qua điều tra thực địa cho thấy trong mô hình trồng lạc xen canh cam, các giống lạc thường được sử dụng tại Nghĩa Đàn bao gồm các giống như: Sen lai (75/23), L14, L02 và V79.

- Kỹ thuật chọn giống: lạc được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao. Có 2 phương pháp:

+ Phương pháp thứ nhất: dùng lạc vụ Thu đông, sau khi thu hoạch chọn những củ lạc đôi, không bị nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống vụ Xuân.

+ Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt mẩy, phơi được nắng, không bị nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và vụ Xuân.

- Kỹ thuật xử lý giống: chọn hạt lạc không quá già hoặc quá non, không bị sâu bệnh ngâm trong nước từ 10 - 12 giờ. Ở vụ Xuân nếu trời rét thì dùng nước ấm 40 - 450C (2 sôi + 3 lạnh) ngâm trong 12 giờ, sau đó ủ cho nứt mầm rồi đem gieo không để mầm nhú dài. Đối với đất khô thì có thể đem gieo hạt trực tiếp không xử lý.

- Mật độ gieo: Gieo 1 hạt/lỗ với khoảng cách 30cm × 10cm (hàng cách hàng 30cm và cây cách cây 10cm) ứng với 140kg lạc vỏ/ha đối với lạc vụ Xuân và từ 130 - 135 kg/ha đối với lạc Hè thu để giống.

* Kỹ thuật làm đất, trồng và chăm sóc lạc

- Kỹ thuật làm đất: Đất được cày 2 - 3 lần và sâu 26 - 30 cm sao cho tơi xốp và sạch cỏ dại. Sau đó tiến hành lên luống rộng 1m, mỗi luống rạch 4 hàng. Trên đất dốc lên luống theo đường đồng mức tránh rửa trôi.

- Kỹ thuật gieo trồng: Sau khi làm đất và bón lót phân tiến hành gieo hạt, sau đó lấp một lớp đất mỏng khoảng 3 - 4cm.

- Kỹ thuật chăm sóc: Các biện pháp chăm sóc cho cây lạc trong mô hình trồng xen gồm:

+ Bón phân: • Liều lượng

Bảng 3.7: Liều lượng đầu tư phân bón và giống lạc trong mô hình xen canh Cam - lạc (ha)

TT Diễn giải Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ %

1 Giống Kg 138,5 -

2 Phân chuồng Tấn 8,5 81,8

3 Phân NPK Tấn 0,56 4,81

4 Vôi Tấn 0,48 4,62

5 Lân Tấn 0,85 8,77

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)

Biểu đồ 3.2: Liều lượng các loại phân bón cho lạc

• Cách bón: bón lót 100% phân chuồng và vôi sau khi làm đất; phân NPK bón lót 70% sau khi cày rạch hàng và được lấp kín rồi mới gieo hạt. Bón thúc 30% lượng phân NPK 3:6:9 còn lại khi cây có 3 - 5 lá.

+ Tỉa dặm, xới xáo, làm cỏ:

• Khi lạc có 2 lá thật nên tỉa dặm để đảm bảo mật độ • Khi lạc 3 - 5 lá thật: nhổ cỏ, xới xáo đất kết hợp bón thúc

• Khi lạc 9 lá thật, lạc bắt đầu ra hoa thì cuốc cỏ xới sâu 5 - 6 cm • Khi lạc ra hoa rộ cần bón thúc kết hợp vun gốc

+ Phòng trừ sâu bệnh: trên cây lạc chủ yếu có các đối tượng sâu bệnh sau:

• Sâu xám: Gây hại chính ở thời kỳ ở thời kỳ cây con, sâu thường cắn trụi lá đến cắn dứt ngang cây làm giảm mật độ. Biện pháp phòng trừ sâu: bắt bằng thủ công; dùng thuốc hoá học như Match 50 ND, Sherpa 25 EC,…

• Sâu khoang: Phát sinh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lạc. Biện pháp phòng trừ: dùng bả chua ngọt, khi mật độ thấp bắt bằng thủ công, khi mật độ cao dùng thuốc Ofatox 40 Ec, Fastac,…

Ngoài ra trên cây lạc còn có một số loại sâu khác như: rệp, sâu cuốn lá,…

• Bệnh héo xanh vi khuẩn: Là loại bệnh nguy hiểm nhất trên cây lạc do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum gây nên, bệnh thường xuất hiện khi lạc có 5-6 lá đến hình thành củ. Lạc chết héo đột ngột cả cây hoặc một số cành nhưng lá vẫn xanh. Cần vệ sinh vườn lạc, nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh, dùng giống kháng bệnh, tăng cường sử dụng phân chuồng và bón vôi để phòng bệnh.

• Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizoctoniak gây hại ở gần cổ rễ làm cho cây héo dần và chết. Biện pháp phong trừ xử lý đất bằng vôi bột. Dùng thuốc Roval 50 WP, Ridomil,…với liều lượng trên vỏ thuốc khuyến cáo.

- Thu hoạch: Tiến hàng thu hoạch lạc khi số củ già đạt 85 - 90% tổng số số củ trên cây. Sau đó phơi dưới nắng đến khi khô đem bảo quản. Chú ý không phơi trên sân xi măng, mái tôn dưới nắng quá to.

3.3.2. Mô hình xen canh Cam - cây họ đậu3.3.2.1. Tổng quan mô hình 3.3.2.1. Tổng quan mô hình

Cây họ đậu như đậu tương, đậu xanh,…là những loại đậu thường được sử dụng trồng nhiều ở nước ta. Đây là loại cây trồng thích hợp trên nhiều loại đất trồng khác nhau và đã được trồng xen canh trong vườn cam.

* Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học là glyanemax) là loại cây họ đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức

ăn cho người và gia súc. Là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng, sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành,….đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.

* Cây đậu xanh: Bên canh đậu tương, cây đậu xanh (danh pháp khoa học

Viganaradata) cũng được sử dụng phổ biến hiện nay tuy năng suất của nó không cao bằng cây đậu tương. Thành phần hạt đậu xanh chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin, protein,…Thân cây đậu xanh dùng làm phân hữu cơ góp phần cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu trong điều kiện luân canh, xen canh. Hiện nay, sản phẩm hạt đậu tương được sử dụng rất nhiều ở các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Philippin,…và nhất là ở nước ta.

Ngoài ra cây họ đậu còn có tác dụng cải tạo đất rất quan trọng, tăng năng suất cho các loại cây trồng khác. Điều này có được là nhờ hoạt động cố định Nitơ (N2) của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ đậu. Chính vì vậy, cây họ đậu luôn được các hộ SXKD cam chú trọng.

- Điều kiện đất đai trồng đậu: Đất trồng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, sâu màu, thoáng nước, độ pH từ 6,5 - 7,2. Cây họ đậu có thể trồng được trên nhiều loại đất kể cả đất chua nhưng phải bón thêm vôi và lân.

- Các điều kiện sinh thái khác: Nhiệt độ thích hợp cho cả chu kỳ phát triển là 25 - 330C, thích hợp nhất cho hoạt động của vi khuẩn nốt sần là 17 - 250C.

- Ẩm độ, lượng mưa: hạt nảy mầm đòi hỏi độ ẩm đất 60 - 65%, lượng mưa khoảng 350 - 600 mm3 cho cả quá trình sinh trưởng.

3.3.2.2. Các biện pháp kỹ thuật và thời vụ trồng của mô hình xen canh Cam- cây họ đậu cây họ đậu

* Chọn giống và xử lý giống trước khi trồng:

- Chọn giống: Hiện nay, các loại giống đậu tương được sử dụng trồng xen nhiều trong vườn cam xen canh là giống DT84, AK03, DT95, VX 93. Các giống này có đặc điểm chung đều cho năng suất tốt, khả năng chống chịu bệnh, chịu hạn, chịu rét khá.

- Tiêu chuẩn hạt giống:

+ Hạt giống phải chọn lấy ở cây khoẻ mạnh, thuần chủng, khi chín ít bị tách hạt, không mang mầm bệnh.

+ Hạt giống phải mẩy, không sâu bệnh, đạt tỷ lệ nảy mầm cao.

+ Trước khi gieo trồng phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ trên nong nia, không phơi trên nền xi măng, sân gạch khi nắng gắt.

- Xử lý giống: Đối với cây họ đậu không cần xử lý ngâm ủ mà chỉ cần lựa chọn hạt để đạt độ đồng đều cao.

* Biện pháp làm đất và kỹ thuật gieo trồng - Biện pháp làm đất:

+ Cày sâu 18-20 cm, cày bừa kỹ cho đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, san bằng phẳng. Trên đất đồi trồng theo đường đồng mức để tránh xói mòn đất

+ Lên luống rộng 1,2 - 1,8 m; rãnh cao 20 cm thuận tiện cho chăm sóc. - Kỹ thuật gieo trồng

+ Khoảng cách, mật độ: tuỳ thuộc từng loại giống, mùa vụ, độ màu mỡ của đất mà có mật độ trồng khác nhau. Lượng giống khoảng 30 - 35kg/ha

+ Cách gieo: tiến hành gieo khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón thêm phân vào rãnh hoặc gốc, gieo xong lấp đất mỏng khoảng 2 - 3 cm.

* Chăm sóc:

- Bón phân: + Liều lượng:

Bảng 3.8: Liều lượng phân bón và giống cho đậu trong mô hình xen canh Cam - cây họ đậu

TT Diễn giải Đơn vị tính Số lượng

1 Giống Kg 32,5

2 Phân chuồng Tấn 6,8

3 Phân NPK Tấn 0,44

4 Vôi Tấn 0,32

Biểu đồ 3.3: Liều lượng các loại phân bón cho đậu trong mô hình.

+ Cách bón: bón lót toàn bộ lượng phân chuồng + vôi + 70% lượng phân NPK và bón thúc lượng NPK còn lại và toàn bộ lượng KCl khi cây có 3 - 5 lá.

- Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, bón thúc:

+ Làm cỏ, vui xới đợt 1 khi cây 2 - 3 lá thật, tỉa dặm cây đều để cây không lấn át nhau

+ Đợt 2 xới xáo, bón thúc khi cây 3 - 5 lá. - Phòng trừ sâu bệnh:

+ Các loại sâu gây hại thường gặp: sâu xám, sâu đục quả, ruồi đục quả, các loại sâu hại lá như sâu khoang, sâu xanh.

+ Các loại bệnh: bệnh lở cổ rễ, bệnh gỉ sắt, bệnh virus và vi khuẩn.

Để phòng trừ các loại sâu bệnh trên đậu tương cần áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM và IPM - B như dùng giống sạch bệnh, canh tác, bón phân cân đối hợp lý, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, sử dụng thuốc BVTV đúng đối tượng và thời điểm.

* Thu hoạch và bảo quản

- Thu hoạch: khi cây có trên 90% quả đã chín ngả sang màu vàng, cắt cả cây đem về phơi khô đập lấy hạt. Tiến hành thu hoạch khi trời nắng ráo, phơi khô ráo rồi mang bảo quản.

- Bảo quản: tuỳ điều kiện cơ sở vật chất, trong thực tế các hộ nông dân đã sử dụng chum, vại để bảo quản.

3.3.3. Mô hình xen canh Cam - Dưa hấu3.3.3.1. Tổng quan mô hình 3.3.3.1. Tổng quan mô hình

Dưa hấu thuộc họ bầu bí (cucurbitacea) có song tử diệp, thân bò, trườn, có dây để móc quấn vào những cây khác hoặc giàn, thân và lá của dưa hấu đều có lông. Là loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng như các sinh tố A, B1, B6, C, E,….không những dùng giải khát rất tốt dưa hấu còn được biết đến là một vị thuốc chữa các bệnh như khô miệng, lở miệng, tiểu đường,…

Mô hình trồng xen cây dưa hấu trong vườn cam ở thời kỳ KTCB đã được các hộ nông dân sử dụng và thực tiễn đã cho thấy cấy dưa hấu đã mang lại HQKT cao.

3.3.3.2. Các biện pháp kỹ thuật và thời vụ gieo trồng của mô hình Cam - dưa hấu. hấu.

* Chọn giống và xử lý giống :

- Chọn giống: hiện nay các giống dưa F1 có năng suất và phẩm chất tốt thường được sử dụng nhiều là: Hắc mỹ nhân (TN308, TN010, TN008) giống NH- Gia Linh, NH-Quốc Hoa, NH-Quốc Vương. Đặc điểm chung của các giống dưa này là: thời gian sinh trưởng ngắn (70 - 75 ngày), tỷ lệ đậu quả cao, vỏ quả cứng phù hợp cho vận chuyển và bảo quản, ruột quả màu đỏ tươi, đặc mịn, ngọt, chống chịu khá với nhiều loại sâu bệnh.

- Xử lý giống: phơi hạt nơi nắng nhẹ 1 - 2 giờ, để hạt nguội ngâm vào nước sạch 4 - 6 giờ, vớt ra rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ấm, ủ hạt 24 - 36 giờ ở nhiệt độ 28 - 300C cho hạt nứt mầm sau đó có thể trồng trong bầu hoặc đem gieo trực tiếp. Gieo hạt trong bầu có tác dụng thuận lợi cho việc chăm sóc, tiết kiệm hạt giống, tỷ lệ cây sống phát triển cao.

* Biện pháp làm đất:

- Cày bừa, xới xáo nhặt sạch cỏ dại.

* Kỹ thuật trồng dưa: Sau khi làm đất, tiến hành bón lót phân và gieo hạt, nếu trồng bầu khi cây con 5 - 7 ngày tuổi có 2 - 3 lá thật mang đi trồng.

* Chăm sóc: - Bón phân

Bảng 3.9: Liều lượng phân bón và giống cho cây dưa trong mô hình xen canh Cam - Dưa hấu:

TT Diễn giải Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ %

1 Giống Kg 1,2 -

2 Phân chuồng Tấn 12,5 88,9

3 Phân NPK Tấn 0,55 3,91

4 Vôi bột Tấn 1 7,19

(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu các loại phân nón cho dưa hấu trong mô hình xen canh

+ Cách bón: bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, 1/2 lượng phân hữu cơ cách gốc dưa 10 - 15 cm. Bón lót lần 1 sau khi trồng 20 - 25 ngày sử dụng 50% lượng phân hữu cơ còn lại kết hợp xới xáo làm cỏ vun gốc. Bón thúc đợt 2 khi dưa đã có quả to bằng nắm tay.

- Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác:

+ Khi dưa có 4 - 5 lá bắt đầu phân nhánh cần sửa dây chọn cành. Mỗi cây chỉ nên để 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở gần gốc.

+ Thỉng thoảng lấy đất chặn lên đốt dây để cho dây ra rễ phụ chống lật dây khi trời mưa to,…

+ Thụ phấn nhân tạo cho dưa; khi quả dưa to bằng quả trứng gà tiến hành tuyển quả nên chọn những quả to đẹp để dành lại chăm sóc nhằm được quả to, ngon.

- Phòng trừ sâu bệnh: trên cây dưa hấu thường gặp các loại sâu bệnh như:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 50)