Cam Valenxia 2

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 42 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.4.Cam Valenxia 2

Ngoài các giống trên, hiện nay giống cam Valenxia 2 đang được người trồng cam áp dụng vì các ưu điểm của giống này: quả kích thước trung bình, hình dạng quả thuôn đến tròn, không hạt và chất lượng tuyệt vời, năng suất cao. Vỏ, nước quả và chất lượng quả là đặc điểm quả vượt trội mà các giống cam khác không có được. Đây là giống mùa vụ chính quả chín muộn - vào dịp tết Nguyên Đán của dân tộc ta nên giá bán cao hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn với các giống khác cho người trồng.

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng cam trên địa bàn Nghĩa Đàn giai đoạn 2001-2008

TT Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

1 2001 1.081 5.69 6.150 2 2002 1.025 8,1 8.270 3 2003 1.025 12.20 12.500 4 2004 1.253 13.3 16.764 5 2005 1.350 15.056 21.061 6 2006 1.124 13.55 15.230 7 2007 943 18 16.974 8 2008 1.004 12.45 12.500

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Đàn)

Như vậy, trong giai đoạn 2001 - 2008 ta thấy diện tích, sản lượng cũng như năng suất cây cam có nhiều biến động.. Diện tích cam biến động không nhiều do những vùng đất của huyện được quy hoạch đã được trồng đủ số lượng diện tích đặt ra. Nhưng năng suất và sản lượng tăng nhanh từ năm 2001 đến năm 2008. Đặc biệt là giai đoạn 2004 – 2005 diện tích, năng suất, sản lượng cam tăng nhanh khi thương hiệu “cam vinh” đã có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, do sâu bệnh bùng phát và các biện pháp canh tác đầu tư không tương xứng nên đã làm cho nhiều diện tích cam bị sâu bệnh phá hoại, đất đai một số vùng bị suy thoái cho năng suất không cao, điều đó lý giải vì sao giai đoạn 2007 - 2008 sản lượng và năng suất cam giảm.

Với các thế mạnh về điều kiện tự nhiên như: đất đỏ Bazan, khí hậu nóng ẩm và hệ thống sông ngòi, thuỷ lợi nguồn nước dồi dào cùng với các điều kiện xã

hội như: nguồn nhân lực, có hệ thống các trạm, trại,…nên cây cam luôn được chú trọng phát triển trong cơ cấu cây trồng. Theo kết quả điều tra cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng cũng như thu nhập từ cây cam tại Nghĩa Đàn tăng dần qua các năm và có nhiều biến động.

Hiện nay, để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường, việc hoạch định loại giống, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, chiến lược kinh doanh,…là việc làm có ý nghĩa để chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế. Góp phần vào chương trình đề án trên, nước ta đang phấn đấu đến năm 2010 riêng cây ăn quả sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 8 - 10 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 42 - 44)