Địa hình, đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 33 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Địa hình, đất đai

* Địa hình

Nghĩa Đàn thuộc huyện vùng núi thấp, có địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi của tỉnh. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao quanh là các dãy núi có độ cao từ 300m đến 400m như Chuột Bạch, Cột Cờ, Bồ Bồ, Hòn Sương,...Vùng trung tâm gồm nhiều dãy đồi bát

úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao từ 50 đến 70m.

Với đặc điểm địa hình bề mặt của huyện Nghĩa Đàn có 8,0% diện tích bề mặt tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp thoải, 27% là núi tương đối cao đã tạo cho địa phương nhiều vùng đất thoải bằng với quy mô diện tích lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp đạt hiệu quả cao.

* Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 61.785 ha, diện tích sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá chiếm 4.460 ha, diện tích thổ nhưỡng còn lại 57.352 ha, phân bổ trên 6 nhóm đất chính: đất phù sa, đất nâu vàng, đất lúa vàng đồi núi, đất feralit đỏ vàng đồi núi (170 - 200m), đất feralit đỏ vàng núi thấp (200 - 1.000m) và đất đen. Trong đó, nhóm đất feralit đỏ vàng đồi núi (đất bazan) có vai trò quan trọng nhất với diện tích 30.207 ha (chiếm 52,69% đất thổ nhưỡng toàn huyện), đây là quỹ đất tốt, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 9.708 ha, chiếm 17,06% đất thổ nhưỡng toàn huyện, có 3 loại đất là: phù sa được bồi đắp hằng năm của hệ thống sông Hiếu (1.278 ha), phù sa không được bồi chua (3910 ha) và phù sa cổ có nhiều sản phẩm Feralit (4.520 ha) phù hợp cho trồng màu, cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày.

- Nhóm đất nâu vàng: Tại Nghĩa Đàn tập trung loại đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (3400 ha), chiếm 5,93% toàn huyện phân bố rải rác thành từng giải đồi thấp ven sông tập trung ở các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Mai, Nghĩa Minh. Loại đất này có thể trồng cây ăn quả (cam, quýt,...), nơi nhẹ có thể trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất lúa vàng đồi núi: Diện tích 3.410 ha chiếm 5,95% thổ nhưỡng toàn huyện. Đây là loại đất phù hợp cho trồng lúa và các loại cây ngắn ngày.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng đồi núi: Diện tích 30.207 ha, chiếm 52,69% đất thổ nhưỡng toàn huyện, trong đó có 2 loại đất chính:

+ Đất nâu đỏ phát triển trên đá Macma trung tính và Bazơ, diện tích 9.527 ha, phân bố ở các xã Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Liên và các nông trường cũ. Là quỹ đất tốt, tầng đất dày, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả các loại.

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích 19.081 ha. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt nhẹ, giữ nước tốt, có thể trồng Càphê, cam, chanh, nơi ít dốc trồng hoa màu lương thực và đang là loại đất chính được khai thác trồng mía và dứa nguyên liệu.

+ Ngoài ra còn khoảng 1.548 ha các loại đất cùng nhóm - cũng là loại đất tốt, thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng.

- Nhóm đất đen: Diện tích 3.870 ha, chiếm 6,75% đất toàn huyện. Gồm 2 loại:

+ Đất đen trên Tuyp: diện tích 1.675 ha, đất có nhiều sét, ẩm, rất dính dẻo, khi khô lại rất cứng, phần lớn tầng đất mỏng, có thể trồng cây ăn quả nhưng cần lưu ý tưới nước.

+ Đất đen trên đá vôi: diện tích 2.195 ha phân bố ở các thung lũng đá vôi. Đất có phản ứng trung tính, thành phần cơ giới thịt nặng. Nơi thấp và đủ nước có thể trồng lúa, cần cày sâu, phơi ải nhưng không để lâu vì sẽ làm đất cứng.

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp: Diện tích 6.730 ha, chiếm 11,62% đất thổ nhưỡng toàn huyện, chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, có tầng dày trung bình, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, có thể trồng mía, dứa hoặc cây ngắn ngày.

Như vậy, Nghĩa Đàn là huỵện có quỹ đất đai khá phong phú với nhiều loại đất khác nhau để trồng những loại cây trồng thích ứng với từng loại đất đó. Điều này tạo cho huyện có thể sử dụng nhiều đối tượng cây trồng, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hoá đa dạng.

Bảng 3.1 : Các loại đất tự nhiên huyện Nghĩa Đàn

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Nhóm đất phù sa. 9.708 17,06

3 Nhóm đất vàng đồi núi. 3.410 5,95 4 Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi thấp. 30.207 52,69

5 Nhóm đất đen. 3.870 6,75

6 Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi cao. 3.410 5,95

(Nguồn: phòng địa chính huyện Nghĩa Đàn)

Với các loại đất đa dạng, màu mỡ, Nghĩa Đàn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại cây trồng:

- Đối với địa hình đồi núi dốc, cao trồng rừng; vùng đồi thoải trồng cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp hằng năm, màu các loại.

- Nơi thung lũng thấp có thể sản xuất lúa nước, rau màu.

Do vậy, hiện tại phần lớn quỹ đất ở Nghĩa Đàn đều đã được khai thác sử dụng với cơ cấu:

+ Đất phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp: 81,4% + Đất phi nông nghiệp: 14,7%

+ Chỉ còn 4,2% diện tích chưa khai thác sử dụng.

Đất đỏ bazan là loại đất phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê và các loại cây ăn quả như cam, quýt, dứa,....Cụ thể quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn như sau:

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng quỹ đất đến 1/1/2008 huyện Nghĩa Đàn

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 61.785 100

1. Đất nông nghiệp 50.32 81,4

1.1. Đất SX nông nghiệp 27.142 43,9

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 19.467

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 7.675

1.2. Đất lâm nghiệp 22.862 37,5

1.2.1. Đất rừng SX 18.156

1.2.2. Đất rừng phong hộ 4.705

1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 276

1.4. Đât nông nghiệp khác 40

2. Đất phi nông nghiệp 8.882 14,4

3. Đất chưa sử dụng 2.583 4,2

3.1. Đất bằng chưa sử dụng 66

3.2. Đất đồi chưa sử dụng 1.697

3.3. Núi đá không có rừng cây 820

Từ các số liệu đó ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của huyện Nghĩa Đàn: 43.9 37.5 14.4 4.2 0 10 20 30 40 50 1 Loại đất Tỷ lệ % Đất SX nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất huyện Nghĩa Đàn 2008

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w