3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.4. So sánh HQKT của các mô hình
Bảng 3.12: So sánh HQKT của các mô hình xen canh (tính trên 1 ha)
TT Loại cây trồng Tổng chi phí (triệu đồng) Tổng sản phẩm (tấn) Đơn giá (1000đ/kg) Tổng thu nhập (triệu đồng) Tổng lợi nhuận (triệu đồng) 1 Lạc 21.068,4 3,15 14 44,100 23,03 2 Cây họ đậu 15.376,88 2,25 11,7 26,35 10,95 3 Dưa hấu 23.863 14,5 3,5 50,750 26,887
* Qua các phân tích đánh giá trên và bảng so sánh HQKT các mô hình trên ta thấy: - Tỷ suất giá trị SX theo chi phí (TSSX) của mô hình Cam - Dưa hấu cao nhất. Điều này cho thấy dưa hấu là loại cây có giá rị kinh tế cao, khi trồng xen canh trong vườn cam đã cho lượng sản phẩm lớn nhưng nó cũng đòi hỏi chi phí trung gian và công lao động lớn do tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TSGT) lớn hơn hai mô hình còn lại.
- Tỷ suất giá trị SX theo chi phí (TSSX) của mô hình Cam - Lạc, Cam - Đậu nhỏ hơn so với mô hình Cam - Dưa hấu cho thấy 2 đối tượng trồng xen này có mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn, số lượng công lao động cũng ít hơn so với mô hình Cam - Dưa.
Như vậy, theo kết quả điều tra ta thấy lợi nhuận (R) các mô hình xen canh mang lại khác nhau như sau: cao nhất là mô hình Cam – Dưa hấu với , tiếp đến là các mô hình Cam - Lạc và Cam - Đậu.
Thực tế đã cho thấy các nông hộ có điều kiện về vốn đầu tư và có trình độ học vấn cao hơn thường áp dụng mô hình Cam - dưa hấu bởi họ thường có nguồn vốn lớn hơn, sớm cập nhật tiếp thu các tiến bộ trong SX vào thực tế. Còn hai mô hình còn lại các nông hộ ít vốn đầu tư hơn SX hơn do các nguồn lực có giới hạn nhỏ hơn và khả năng tiếp thu kỹ thuật SX mới kém hơn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo không sử dụng dưa hấu trồng liên tiếp 2 mùa vụ do các loại sâu bệnh có thể gây hại.
Các đối tượng lạc và cây họ đậu cho HQKT thấp hơn nhưng chúng lại có vai trò quan trọng trong cải tạo đất trồng, bổ sung lượng phân bón cho đất trồng trong 1 mùa vụ khá lớn do tác dụng cố định đạm của nốt sần của bộ rễ. Do đó, đối với mỗi mô hình các hộ nông dân cần tuỳ thuộc vào nguồn lực sản xuất như vốn đầu tư, loại đất, trình độ canh tác của nông hộ mình để áp dụng hợp lý.