Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 30 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Trong toàn huyện lựa chọn các địa điểm có quá trình trồng cam và xen canh các loại cây ngắn ngày đặc thù của cả huyện: công ty rau quả 19/05, công ty cây ăn quả 1/5, các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Tân,....để tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu. - Thu thập số liệu thứ cấp:

Sử dụng các tài liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề quan tâm nghiên cứu (xen canh). Các tài liệu đó bao gồm các bài viết, các trang web, nghiên cứu…. - Thu thập thông tin sơ cấp:

Để thu thập số liệu những thông tin sơ cấp mang tính cập nhật, mới và có liên quan nhiều đến đề tài nghiên cứu tôi đã sử dụng 2 phương pháp:

+ Phương pháp tham khảo (chuyên gia, chuyên khảo)

Tham khảo ý kiến trực tiếp của cán bộ huyện, cán bộ xã và những người nông dân có chuyên môn, lão nông tri điền có nhiều kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh cam tại địa phương để áp dụng vào nghiên cứu.

Để thực hiện phương pháp này trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu tôi đã soạn một bộ câu hỏi theo mẫu tự chọn. Các tiêu chí trong mẫu phiếu điều tra phù hợp với mục đích cần đạt được của đề tài nghiên cứu. Để đảm bảo tính chính xác, tính khách quan và đại diện cao, tôi đã chọn sung lượng mẫu khảo sát 60 và dung lượng này được chia nhiều đối tượng như: các hộ nông dân, các đơn vị SXKD cam, cán bộ chuyên trách tại trạm KN, phòng NN&PTNT huyện. Kết hợp với điều tra thực địa tại các vườn cam xen canh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w