Cơ sở khoa học và thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 28 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.4.Cơ sở khoa học và thực tiễn

* Cơ sở khoa học:

- Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn: Trong trồng trọt năng suất hệ thống đạt được trong trồng xen sẽ cao hơn, bởi khi trồng xen chúng liên kết và bổ sung lẫn nhau và như thế sử dụng toàn bộ tài nguyên thiên nhiên như ánh sáng, không khí, nước, các chất dinh dưỡng,…tốt hơn.

- Tận dụng khoảng không trong liên kết trồng: Khoảng không giữa các đối tượng trồng trong cùng một diện tích đất được sử dụng một cách triệt để, vừa sử dụng hết các nguồn lực nhằm đạt kết quả tối đa. Theo nghiên cứu của tác giả Dương Hồng Hiên đã cho rằng: “trồng xen canh tạo điều kiện sử dụng ánh sáng tốt hơn, nhưng về kỹ thuật trồng xen cần chú ý sự sắp xếp không gian và thời gian cũng như các loại cây trồng”.

- Nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng, tăng chất hữu cơ trong quang hợp: Trồng xen sẽ tạo nên 1 tổng diện tích lá có lợi của nhiều loại cây trồng lớn hơn rất nhiều lần diện tích mặt rộng. Các loại cây được trồng xen với nhau hợp lý sẽ tận dụng được một lượng ánh sáng mặt trời nhiều hơn để tạo ra nhiều chất hữu cơ hơn. Bên cạnh đó, xác thực vật phân huỷ sau chu kỳ phát triển là nguồn bổ sung chất hữu cơ cho đất trồng đã bị mất đi trong quá trình khai thác và sử dụng.

- Tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị diện tích: Cùng một diện tích đất, canh tác trồng xen hợp lý sẽ mang lại nhiều loại sản phẩm nông nghiệp hơn, do đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong điều kiện SX nông nghiệp đang gặp phải những vấn đề cần giải quyết như: diện tích đất trồng giảm, tình hình sâu bệnh,…thì xen canh tạo ra nhiều loại sản phẩm hơn do đó hiệu quả cao hơn.

- Khống chế cỏ dại và sâu bệnh: Trồng xen nhiều loại cây trồng nhằm khống chế sự bùng phát của cỏ dại và chống xói mòn đất. Đặc biệt có nhiều loại cây trồng xen canh với nhau hạn chế rất nhiều sự phát triển của các loại sâu bệnh. Trên đồng ruộng có nhiều loại cây trồng xen kẽ sẽ làm tăng tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái nông nghiệp. Do đó tạo nên một nguồn thức ăn không thuận lợi cho những loại sinh vật gây hại chuyên tính, cản trở sự phát sinh, lây lan của chúng, nhất là đối với những loài dịch hại chuyên tính không có khả năng tự phát tán đi xa.

* Cơ sở thực tiễn:

Ở các cây trồng, nếu chúng ta biết kết hợp các loại cây dài ngày có hệ rễ ăn sâu với các loại cây ngắn ngày có hệ rễ ăn nông và có khả năng cố định đạm một cách hợp lý, chặt chẽ thì chúng ta sẽ tận dụng được đầy đủ lợi thế tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phát huy các mối quan hệ giữa các thành phần cây trồng, tạo điều kiện tăng năng suất của cả 2 loại cây, đáp ứng nhu cầu “lấy ngắn nuôi dài”, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, chống xói mòn và cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh hại.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 28 - 29)