3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2. Tình hình phát triển của cây cam tại huyện Nghĩa Đàn
Nhân dân ta có tập quán trồng cam từ lâu, cam được trồng từ Bắc vào Nam và đã hình thành đựoc một số vùng lớn với những giống cam nổi tiếng như: cam Xã Đoài, cam sông con (Nghệ An), cam Thư Trì (Thái Bình), cam Tứ Kỳ (Hải Dương), cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh),...Hiện nay đang có chương trình đề án 1 triệu hecta cây ăn quả vào năm 2010 theo vùng sinh thái, trong đó cây có múi tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và Trung bộ.
Là huyện miền núi có diện tích đất Bazan lớn nhất tỉnh Nghệ An, huyện Nghĩa Đàn có đủ điều kiện phát triển các loại cây công nghiệp và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đất đỏ Bazan là đơn vị đất có độ phì nhiêu cao nếu như không muốn nói là hơn tất cả các loại đất trong SX nông - lâm nghiệp. Trong khi đang từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý thâm canh theo hướng hàng hoá luôn cần phải xem xét đến tính bền vững trong hiệu quả sử dụng đất đai của cây trồng.
Cùng với các loại cây như cao su, cà phê thì cam thực sự là cây “xoá đói giảm nghèo” tại vùng đất này. Đặc biệt, đây là nguồn cung của sản phẩm với
thương hiệu “cam vinh” được cục sở hữu trí tuệ công nhận năm 2004 cho công ty rau quả 19/05 trên địa bàn Nghĩa Đàn.
Bảng 3.3: Diện tích cam của các công ty trên địa bàn Nghĩa Đàn giai đoạn 2005-2010:( Đv tính: ha)
TT Đơn vị Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 Công ty cây ăn quả 218 165 172 222 250 270
2 Công ty rau quả 19/05 403 400 400 400 400 400
3 Công ty cà phê-cao su 503 583 683 750 850 850
4 Cộng 1124 1148 1255 1372 1500 1520
(Nguồn: phòng NN&PTNT Nghĩa Đàn)