Thực trạng xen canh và các đối tượng xen canh trong vườn cam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 48 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3Thực trạng xen canh và các đối tượng xen canh trong vườn cam

Qua điều tra thực địa, nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh cam cho thấy xen canh là phương thức canh tác rất có hiệu quả, tạo điều kiện cho họ có thu nhập ổn định khi chờ cây trồng chính là cam cho sản phẩm. Đây là phương thức “lấy ngắn nuôi dài” hợp lý trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Đặc biệt do các nguyên nhân khác nhau mà đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hoá dần do khai thác và sử dụng không khoa học, đồng thời diện tích bị thu hẹp dần do tốc độ CNH - ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh dẫn đến sản lượng sản phẩm nông nghiệp càng giảm. Xen canh giúp tăng sản lượng trên 1 đơn vị diện tích - là biện pháp canh tác cần chú trọng trong thực tiễn SX giai đoạn hiện nay.

Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế, biện pháp canh tác xen canh còn có ý nghĩa tạo ra nguồn vốn đầu tư cho cây cam. Qua nghiên cứu cũng như điều tra nhiều người dân đầu tư SXKD cho thấy “cam là loại cây dành cho các đại gia” bởi chi

phí đầu tư chăm sóc lớn trong thời gian khá dài. Chúng chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao khi đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật trong thời gian dài khoảng 3 - 4 năm mới bắt đầu cho khai thác thu hoạch và phải đầu tư chăm sóc hằng năm ở chu kỳ khai thác. Do đó, nó đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, mà nguồn vốn SX tự có cũng như vốn vay của nông dân rất hạn chế. Vì vậy, tận dụng hết diện tích đất đai nhằm tạo ra nguồn kinh phí quay vòng để đầu tư chăm sóc cho vườn cam là biện pháp trồng trọt hợp lý.

Việc trồng xen các loại cây khác trong vườn cam ăn quả còn có ý nghĩa làm hạn chế được cỏ dại, chống xói mòn đất, đồng thời tận dụng được lượng phân bón bổ sung cho cây ngắn ngày.

Ngoài ra các biện pháp chăm sóc cho cây ngắn ngày như làm đất, xới xáo sẽ làm cho đất được tơi xốp, thông thoáng tạo điều kiện cho vi sinh vật đất hoạt động làm cho đất phì nhiêu hơn, cây cam sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Trong thời gian qua, biện pháp canh tác xen canh trong vườn cam đã được các công ty, nông trường và các hộ nông dân trên địa bàn Nghĩa Đàn chú trọng, kinh nghiệm trồng cam của nông dân cho thấy: “đối với các loại cây ngắn ngày trong trồng xen , không sử dụng độc canh một loại cây trồng mà bố trí luân canh các loại cây khác nhau. Tác dụng của biện pháp này là hạn chế các loại sâu bệnh từ các loại cây trồng xen tấn công cây cam”. Mặt khác, cần thưòng xuyên tỉa cành, tạo tán cho cây cam vừa có tác dụng tốt với cam vừa lấy ánh sáng cho cây trồng phụ quang hợp.

Qua điều tra thực địa cho thấy, biện pháp canh tác này chỉ sử dụng chủ yếu trong thời kỳ KTCB và 2 - 3 năm đầu khi khai thác của cây cam. Đây là giai đoạn cây cam có tán nhỏ và bộ rễ hoạt động chiếm diện tích đất ít. Nếu bỏ trống diện tích này không đưa vào khai thác sử dụng sẽ rất lãng phí bởi khoảng đất trống giữa 2 hàng cam trên diện tích 1 ha rất lớn.

Khi không trồng loại cây xen canh thì đó sẽ là nơi cho cỏ dại phát triển cạnh tranh các chất dinh dưỡng với cây cam - làm nơi trú ngụ cho các mầm sâu bệnh; nước mưa tạo dòng chảy làm xói mòn đất,….ảnh hưởng xấu đến sự sinh

trưởng và phát triển của cây cam và độ phì nhiêu của đất. Nắm bắt được điều này nên các hộ nông dân và các đơn vị SXKD cam đã tận dụng hết diện tích đất này để khai thác các đối tượng xen canh.

Trong thời kỳ KTCB của cây cam các hộ nông dân và các đơn vị SXKD đã áp dụng các mô hình xen canh điển hình sau:

* Mô hình xen canh cam - cây lạc * Mô hình xen canh cam - cây họ đậu * Mô hình xen canh cam - cây dưa hấu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 48 - 50)