3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4. Đánh giá hiệu quả của các mô hình xen canh
3.4.1. Tình hình sâu bệnh
Qua điều tra thực địa cho thấy, khi trồng xen các loại cây ngắn ngày như lạc, cây họ đậu và dưa hấu trong vườn cam thì các loại sâu bệnh giảm do các loại cây trồng trong mô hình tận dụng độ ẩm, dinh dưỡng và được chăm sóc tốt, ít cỏ dại hơn.
Các hộ nông dân đã cho biết “không sử dụng liên tục 1 loại cây trồng xen trên vườn cam để hạn chế sâu bệnh”, mà sử dụng luân canh các đối tượng trồng xen, vừa hạn chế được sâu bệnh, vừa có tác dụng cải tạo không làm cho đất trồng bị suy thoái. Tuy nhiên, trên mô hình xen canh Cam - dưa hấu, cây dưa hấu đã chết hàng loạt trên nhiều diện tích mà chưa rõ nguyên nhân. Cây dưa không chỉ bị chết trên mô hình xen canh mà còn bị chết trên các ruộng dưa trồng thuần. Điều này đang được các nhà khoa học lấy các mẫu vật đất, nước, cây giống,…. đem đi nghiên cứu.
Tình hình dưa bị chết hàng loạt trong thời gian qua đã làm cho nhiều hộ nông dân SXKD dưa thuần và xen canh dưa – cam gặp nhiều khó khăn, họ phải trồng dặm hoặc trồng mới hoàn toàn. Tác động đến mọi mặt đời sống xã hội của người dân.
Các mô hình Cam - lạc, cam - cây họ đậu tình hình phát triển của sâu bệnh không có nhiều biến động, các loại sâu trên cây cam và 2 đối tượng trồng xen đều dễ bị tiêu diệt hơn khi trồng xen chúng hơn. Bởi các loại thuốc hoá học BVTV có tác dụng rộng, khi phun thuốc cho cam thì các loại sâu trên đậu, lạc có thể bị tiêu diệt và ngược lại. Đồng thời, trồng xen tận dụng hết diện tích, không còn chỗ cho cỏ dại làm nơi trú ngụ cho các loại sâu hại trưởng thành.
Bên cạnh đó, sự xen canh cây trồng thường làm giảm những thiệt hại do các loài dịch hại gây ra. Nhiều loại sinh vật gây hại có tính chuyên hóa thức ăn, nghĩa là chúng chỉ có thể dùng những loại cây nhất định để làm thức ăn. Vì vậy, khi trên đồng có một loại cây được trồng với diện tích lớn liền nhau sẽ tạo nên nguồn thức ăn dồi dào thuận lợi cho sự phát sinh, lây lan của những sinh vật gây hại chuyên tính trên cây trồng đó Trên các mô hình có nhiều loại cây khác nhau trồng xen kẽ (cam - đậu, cam - lạc, cam - dưa hấu) sẽ làm tăng tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái nông nghiệp. Do đó đã tạo nên một nguồn thức ăn không thuận lợi cho những loài sinh vật gây hại chuyên tính, cản trở sự phát sinh, lây lan của chúng, nhất là đối với những loài dịch hại chuyên tính không có khả năng tự phát tán đi xa. Do đó, điều này không những đã hạn chế tối đa sâu bệnh nên tiết kiệm được chi phí thuốc BVTV mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các loại thiên địch có ích trên đồng ruộng.
3.4.2. Năng suất các mô hình trồng xen
Bảng 3.10: Năng suất các mô hình nghiên cứu
TT Mô hình Năng suất (tấn/ha)
Cam Cây trồng xen
1 Cam - Lạc 13,25 3,15
2 Cam - Cây họ đậu 15,3 2,25
3 Cam - Dưa hấu 12,5 14,5
(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra)
Năng suất là yếu tố quan trọng để góp phần tăng sản lượng trong trồng trọt và chăn nuôi. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào thực tiễn SX nông nghiệp nhằm tăng kết quả trên một đơn vị diện tích là yếu tố tăng HQKT trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp canh tác như luân canh, xen canh các đối tượng cây trồng hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng tăng năng suất.
Qua tổng hợp theo phiếu điều tra trên ta thấy: Các mô hình canh tác xen canh trên đất đỏ Bzan của cây cam và các loại cây trông khác đã tăng năng suất cây trồng chính cũng như cây trồng xen canh có hiệu quả.
Mô hình xen canh cam - cây họ đậu năng suất cam cao hơn so với cam trồng thuần và cao hơn xen canh trong 2 mô hình còn lại vì rễ cây họ đậu có tác
dụng cố định đạm, làm cho đất được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn nên cây cam sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, năng suất cây trồng xen thì dưa hấu là đối tượng cho năng suất cao nhất trong vườn cam với 14,5 tấn/ha. Đây là mô hình đang được sử dụng nhiều nhất tại các nông hộ ở Nghĩa Đàn.
Mô hình cam - lạc: năng suất lạc thu được là 3,15 tấn/ha, năng suất đậu 2,25tấn/ha đã tăng thu nhập đáng kể cho người dân.
3.4.3. Đánh giá HQKT các mô hình
Bảng 3.11: Tổng hợp chi phí đầu tư SX các mô hình xen trên diện tích 1ha
Chỉ tiêu Mô hình Cam - Lạc (Mô hình 1) Mô hình Cam - cây họ đậu (Mô hình 2) Mô hình Cam - dưa hấu
(Mô hình 3) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng chi phí 21.068,4 100 15.376,8 8 100 23.863 100
1.Chi phí trung gian 14.868,4 70,57 9.776,88 63,58 16.863 70,67
- Giống 2.770 13,15 0,56 - 1.800 7,54 - Phân chuồng 6.396 30,36 5.226 33,99 8.750 36,67 - NPK 3.800 18,04 3.300 21,46 4.125 17,29 - Thuốc BVTV 1,422 6,75 1.250 8,12 1.188 4,98 - Vôi 0,48 1 0,32 - 1.000 4,19 2. Công lao động 6.200 29,43 5.600 36,42 7.000 29,33
Qua bảng số liệu trên ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí đầu tư SX các mô hình xen canh:
* Qua kết quả điều tra trên cho thấy: Tổng chi phí, chi phí trung gian và công lao động đầu tư trong các mô hình khác nhau:
- Về tổng chi phí: Chi phí đầu tư cho mô hình Cam - Dưa hấu cao nhất vì Dưa hấu là loại cây trồng đòi hỏi đầu tư chăm sóc lớn hơn với 23.863.000 (đ/ha), mô hình Cam - Lạc có chi phí đầu tư 21.068.400 (đ/ha). Mô hình có vốn đầu tư ít nhất là mô hình Cam - Đậu 15.376.800 (đ/ha). Các nông hộ có số vốn đầu tư ít và trình độ kỹ thuật canh tác kém hơn thường sử dụng mô hình xen canh Cam - Đậu bởi đậu là loại cây dễ trồng và chăm sóc hơn, đòi hỏi vốn đầu tư chăm sóc ít hơn. Mô hình trồng Cam - Dưa hấu và Cam - Lạc đòi hỏi chi phí đầu tư đầu vào cao hơn, kỹ thuật chăm sóc tốt hơn nên các nông hộ khá hơn thường sử dụng các mô hình này.
- Chi phí trung gian và công lao động: cũng như tổng chi phí, chi phí trung gian và công lao động đầu tư cho các mô hình cũng không giống nhau. Dưa hấu xen Cam là mô hình có chi phí trung gian lớn nhất và đòi hỏi lượng nhân công
nhiều hơn, tiếp đó theo thứ tự nhỏ dần là mô hình Cam - Lạc, mô hình Cam - cây họ đậu.
* Giá cả thị trường các loại sản phẩm thu được trong các mô hình năm 2008: Theo kết quả phỏng vấn thu thập số liệu từ các nông hộ điều tra và khảo sát thực tế thị trường trong thời gian qua cho thấy giá cả thị các loại sản phẩm:
- Lạc củ: 14.000đ/kg - Đậu tương: 11.700đ/kg - Dưa hấu: 3.500đ/kg
3.4.3.1 Đánh giá HQKT mô hình xen canh Cam - Lạc
- Giá trị SX: GO = ∑Qi.Pi = 14.000(đ/kg) × 3150(kg) = 44.100.000đ - Chi phí biến đổi: IC = 21.068.400đ
Như vậy: Giá trị tăng thêm VA là
VA = GO – IC = 44.100.000 – 14.868.400 = 29.231.600đ
Với khấu hao tài sản và thuế SX rất nhỏ nên giá trị tăng thêm chính là thu nhập hỗn hợp MI.
- Lợi nhuận thu được là:
R = MI – Công lao động = 29.231.600 – 6.200.000 = 23.031.600đ - Tỷ suất giá trị SX theo chi phí:
TSSX = GO/IC = 44.100.000/21.068.400 = 2,10 - Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí
TSGT = VA/IC = 29.231.600/ 21.068.400 = 1,39
3.4.3.2. Đánh giá HQKT mô hình Cam - cây họ đậu
- Giá trị SX: GO = ∑Qi.Pi = 11.700(đ/kg) × 2250(kg) = 26.350.000đ - Chi phí biến đổi: IC = 9.776.880đ
Như vậy, giá trị tăng thêm VA là:
VA = GO – IC = 26.350.000 – 9.776.880 = 16.548.200đ
Giá trị tăng thêm chính là thu nhập hỗn hợp MI khi khấu hao tài sản và thuế nhỏ. Lợi nhuận: R = MI – Công lao động = 16.548.200đ – 5.600.000 = 10.948.200đ - Tỷ suất giá trị SX theo chi phí:
TSSX = GO/IC = 26.350.000/9.776.880 = 2,07 - Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí
TSGT = VA/IC = 10.948.000/ 9.776.880 = 1,07
3.4.3.3. Đánh giá HQKT mô hình xen canh Cam - Dưa hấu
- Giá trị SX: : GO = ∑Qi.Pi = 3.500 (đ/kg) × 14500(kg) = 50.750.000đ - Chi phí trung gian: IC = 16.863.000đ
Như vậy, giá trị tăng thêm VA là:
VA = GO – IC = 50.750.000 – 16.863.000 = 33.887.000đ
Giá trị tăng thêm chính là thu nhập hỗn hợp MI khi khấu hao tài sản và thuế nhỏ. Lợi nhuận: R = MI – Công lao động
= 33.887.000 – 7.000.000 = 26.887.000đ - Tỷ suất giá trị SX theo chi phí
TSSX = GO/IC = 50.750/16.863 = 3,01 - Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí
TSGT = VA/IC = 33.887/16.863 = 2,01
3.4.4. So sánh HQKT của các mô hình
Bảng 3.12: So sánh HQKT của các mô hình xen canh (tính trên 1 ha)
TT Loại cây trồng Tổng chi phí (triệu đồng) Tổng sản phẩm (tấn) Đơn giá (1000đ/kg) Tổng thu nhập (triệu đồng) Tổng lợi nhuận (triệu đồng) 1 Lạc 21.068,4 3,15 14 44,100 23,03 2 Cây họ đậu 15.376,88 2,25 11,7 26,35 10,95 3 Dưa hấu 23.863 14,5 3,5 50,750 26,887
* Qua các phân tích đánh giá trên và bảng so sánh HQKT các mô hình trên ta thấy: - Tỷ suất giá trị SX theo chi phí (TSSX) của mô hình Cam - Dưa hấu cao nhất. Điều này cho thấy dưa hấu là loại cây có giá rị kinh tế cao, khi trồng xen canh trong vườn cam đã cho lượng sản phẩm lớn nhưng nó cũng đòi hỏi chi phí trung gian và công lao động lớn do tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TSGT) lớn hơn hai mô hình còn lại.
- Tỷ suất giá trị SX theo chi phí (TSSX) của mô hình Cam - Lạc, Cam - Đậu nhỏ hơn so với mô hình Cam - Dưa hấu cho thấy 2 đối tượng trồng xen này có mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn, số lượng công lao động cũng ít hơn so với mô hình Cam - Dưa.
Như vậy, theo kết quả điều tra ta thấy lợi nhuận (R) các mô hình xen canh mang lại khác nhau như sau: cao nhất là mô hình Cam – Dưa hấu với , tiếp đến là các mô hình Cam - Lạc và Cam - Đậu.
Thực tế đã cho thấy các nông hộ có điều kiện về vốn đầu tư và có trình độ học vấn cao hơn thường áp dụng mô hình Cam - dưa hấu bởi họ thường có nguồn vốn lớn hơn, sớm cập nhật tiếp thu các tiến bộ trong SX vào thực tế. Còn hai mô hình còn lại các nông hộ ít vốn đầu tư hơn SX hơn do các nguồn lực có giới hạn nhỏ hơn và khả năng tiếp thu kỹ thuật SX mới kém hơn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo không sử dụng dưa hấu trồng liên tiếp 2 mùa vụ do các loại sâu bệnh có thể gây hại.
Các đối tượng lạc và cây họ đậu cho HQKT thấp hơn nhưng chúng lại có vai trò quan trọng trong cải tạo đất trồng, bổ sung lượng phân bón cho đất trồng trong 1 mùa vụ khá lớn do tác dụng cố định đạm của nốt sần của bộ rễ. Do đó, đối với mỗi mô hình các hộ nông dân cần tuỳ thuộc vào nguồn lực sản xuất như vốn đầu tư, loại đất, trình độ canh tác của nông hộ mình để áp dụng hợp lý.
3.5. Tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm
Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức mới. Trong SX nông nghiệp chính sách trợ giá của chính phủ không còn nữa nên thị trường tiêu thụ nông sản gặp khá nhiều khó khăn. Các loại hàng hoá nông sản đòi hỏi đều phải tìm kiếm thị trường, các quá trình SX đều phải tính trước cung - cầu nhằm hạn chế những tác động không mong muốn của tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Ngoài ra, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các mặt hàng xuất khẩu là biện pháp quan trọng trong kích thích tiêu thụ hàng hoá như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,….Các loại trái cây đặc sản xuất
khẩu của nước ta có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Năm Roi, thanh long, cam,….đã có vị trí trên thị trường.
Cam Nghĩa Đàn cũng là loại sản phẩm đã biết đến trên thị trường với thương hiệu “cam Vinh” nổi tiếng năm 2004. Phát huy những tiềm năng sẵn có, loại trái cây này đã được tiêu thụ không những trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tình hình tiêu thụ trong giai đoạn 2004 - 2006 khá thuận lợi.Tuy nhiên hiện nay - trong tình hình suy thoái toàn cầu nói chung cung - cầu sản phẩm đã có nhiều biến động. Điều này đã làm cho việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt năm 2008 vừa qua, cam Nghĩa Đàn bị rớt giá nghiêm trọng đã tác động mạnh đến tình hình SX cũng như tâm lý của người nông dân. Dù sản phẩm có chất lượng cao nhưng tình hình kinh tế trong nước đã tác động xấu đến thu nhập của người nông dân. Giá bán cam sụt giảm 1.500-2000đ/kg so với các năm trước đã làm giảm HQKT trong SX.
Các loại sản phẩm xen canh như lạc, cây họ đậu, dưa hấu tình hình tiêu thụ khá hơn cây cam. Thực trạng cho thấy giá lạc trung bình với giá từ 13.000- 14.500đ/kg, giá đậu 8.500 - 12.500đ/kg đã phần nào mang lại thu nhập cho các mô hình xen canh tại Nghĩa Đàn, góp phần giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện đầu tư tái SX của các hộ nông dân. Dưa hấu đang là mô hình có nhiều thế mạnh bởi giá dưa hấu khá cao với khoảng 3000 - 4500đ/kg và ổn định nên khả năng tiêu thụ và mở rộng SX gặp nhiều thuận lợi hơn.
3.6. Hiệu quả về môi trường và xã hội
3.6.1. Tác động môi trường sinh thái của các mô hình xen canh
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống. Sự tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như gây ra các hiện tượng như: thủng tầng Ozon, mưa axit và các hiện tượng thời tiết bất lợi khác. Điều đó đã đặt ra cho con người cần khai thác và sử dụng các tài nguyên hợp lý và bền vững. Trong SX nông nghiệp, các biện pháp trồng trọt, chăn nuôi
ngoài HQKT cần tính đến tính ổn định của hệ thống. Các mô hình canh tác xen canh đã có những tác động tới môi trường sinh thái bao gồm cả tích cực và tiêu cực:
- Tích cực: Canh tác xen canh đã tạo ra diện tích phủ xanh đất trồng, không những hạn chế cỏ dại mà còn hạn chế xói mòn rửa trôi để đất đai phì nhiêu hơn. Đất đỏ Bazan Nghĩa Đàn là loại đất tốt phục cụ hữu ích cho SX nông nghiệp nơi đây, tuy nhiên quá trình khai thác sử dụng không hợp lý và khoa học đã làm cho nhiều diện tích bị thoái hoá – các loại sâu bệnh đã bùng phát gây hại khá nhiều. Điều này đã gây ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài sinh vật nói chung và