Công ty cây ăn quả 1/5

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 75)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.8.3.Công ty cây ăn quả 1/5

Nằm trên địa bàn có diện tích đất Bazan lớn nhất tỉnh và có diện tích cây ăn quả tập trung nên cung cấp các loại giống cây ăn quả có năng suất, phẩm chất là nhiệm vụ của công ty. Công ty đã cung ứng khối lượng lớn cây giống sạch bệnh với nhiều chủng loại giống có chất lượng cho thị trường.

Hiện tại, công ty đang mời chuyên gia nước ngoài đến xây dựng vườn cam để có chu kỳ kinh doanh dài hơn. Trong giai đoạn hiện nay, công ty đang áp dụng nhiều biện pháp tiến bộ KHKT nhằm tìm ra các loại cây ăn quả khác nhau có phẩm chất phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu tại Nghĩa Đàn.

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận:

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện phân bón chăm sóc và đặc biệt là phương pháp canh tác hợp lý là yếu tố nâng cao năng suất, phẩm chất sản phẩm cây trồng, vật nuôi - yếu tố quan trọng để mang lại HQKT cao trong SX nông nghiệp. Hiện nay, trên thế giới tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, kéo theo đó là diện tích đất SX nông nghiệp bị thu hẹp dần đe doạ vấn đề an ninh lương thực của các quốc gia . Ở nước ta, việc mở rộng các thành phố, xây dựng các khu công nghiệp, các đô thị mới giai đoạn gần đây ngoài tác dụng thúc đẩy KT – XH thì điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề bất cập cần được quan tâm như ô nhiễm môi trường, thu hẹp diện tích đất SX nông nghiệp,....Do đó, việc xác định các giống cây trồng, vật nuôi và biện pháp canh tác hợp lý với các điều kiện tự nhiên trong SX nông nghiệp là yếu tố để nâng cao năng suất và sản lượng, phát triển bền vững trong giai đoạn này.

Nghĩa Đàn là huyện có nhiều tiềm năng tự nhiên và xã hội để phát triển kinh tế tổng hợp nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng của tỉnh Nghệ An. Sau khi chia tách thành lập thị xã Thái Hoà - trung tâm kinh tế văn hoá của vùng Phủ Quỳ, huyện Nghĩa Đàn đang đứng trước những cơ hội phát triển mới và không ít thách thức trong chiến lược phát triển KT - XH. Trong đó, nông nghiệp vẫn được xem là mặt trận hàng đầu với các lợi thế các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, cao su, chè,....và các loại cây ăn quả đã được thị trường trong nước và thế giới biết đến như cam quýt, dưa hấu, dứa,...cùng lực lượng lao động có trình độ và tinh thần xây dựng kinh tế đang là động lực thúc đẩy để huyện nhà phát triển đi lên.

Trong cơ cấu cây trồng hiện nay, cam vẫn là loại cây ăn quả tạo ra mặt hàng mang lại HQKT cao cho bà con nông dân trên địa bàn Nghĩa Đàn. Áp dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, sử dụng các biện pháp canh tác như luân canh, xen canh hợp lý để mang lại hiệu quả KT - XH trên một đơn vị diện tích đất SX đã được các công ty, các doanh nghiệp và các hộ nông dân tại Nghĩa Đàn khai thác áp dụng thành công. Biện pháp xen canh các loại cây ngắn ngày trong vườn cam ở

thời kỳ KTCB đã thực sự mang lại HQKT cho các hộ SXKD cam, đó là tạo ra thêm thu nhập cho họ, đồng thời những loại cây đó góp phần cải tạo đất nhờ hạn chế sự xói mòn, rửa trôi, cỏ dại và đặc biệt là tác dụng cố định đạm do bộ rễ cây họ đậu. Việc xác định đúng loại cây trồng xen canh trong vườn cam phù hợp với đất đai nhằm sử dụng và cải tạo đất một cách hợp lý cần đựợc chú ý. Do quá trình khai thác sử dụng, bón phân không khoa học nên nhiều diện tích đất nói chung và cả diện tích đất bazan tại Nghĩa Đàn đang bị thoái hoá nghiêm trọng.

Trong khi đang từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất đỏ Bazan, chú ý thâm canh về chiều sâu, đưa nông nghiệp phát triển như một nghành kinh tế mũi nhọn theo hướng hàng hoá thì luôn phải xem xét đến tính ổn định và tính bền vững trong hiệu quả sử dụng đất đai của cây trồng. Qua nghiên cứu đánh giá trên cho thấy xen canh các loại cây ngắn ngày trong vườn cam là biện pháp canh tác không những mang lại HQKT trong sản xuất mà nó còn góp phần sử dụng và khai thác đất đai hợp lý - đảm bảo tính bền vững trong nông nghiệp giai đoạn hiện nay.

Ngoài HQKT và tính bền vững trong sản xuất, biện pháp canh tác xen canh trong vườn cam còn mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. Đó là tạo ra nguồn vốn đầu tư cho các hộ SXKD cam. Cam là loại cây đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, mà nguồn vốn của bà con nông dân rất hạn chế. Vì vậy, các sản phẩm cay xen canh mang lại đã tạo ra nguồn vốn nhất định giúp các hộ SXKD cam tạo ra nguồn vốn quay vòng để họ đầu tư chăm sóc cam tốt hơn. Đồng thời, công ăn việc làm tạo ra thu nhập là điều kiện để ổn định và phát triển xã hội. Biện pháp canh tác xen canh đã tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao động trên địa bàn- đây là hiệu quả xã hội mà mô hình đã mang lại.

4.2. Khuyến nghị

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan tại Nghĩa Đàn”, bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn hướng đến các mô

hình xen canh khác trên những đối tượng trồng xen khác nhau như: đậu tương xen canh sắn, đậu tương xen canh với cao su,….để không ngừng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để có những hướng mở để các nghiên cứu các mô hình khác nhau chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Đối với các nông hộ SXKD cam xen canh: Cần có những tiếp cận mới trong quy trình trồng, chăm sóc cho cây cam. Xác định được đối tượng cây trồng xen hợp lý với điều kiện đất đai và chế độ bón phân chăm sóc của nông hộ. Đặc biệt cần lựa chọn biện pháp kỹ thuật canh tác sao cho có hiệu quả trên một đơn vị diện tích, yếu tố quan trọng để nâng cao HQKT trong điều kiện đất trồng trọt đang bị thu hẹp như hiện nay. Đồng thời, sử dụng các biện pháp trồng xen khác đang được khuyến cáo; nhanh chóng cập nhật những tiến bộ mới vào SX.

- Đối với công ty, doanh nghiệp: Sớm đưa các mô hình có hiệu quả áp dụng vào SX đại trà để nông dân học hỏi kinh nghiệm để làm theo. Thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như sâu bệnh hại của cây cam cũng như các đối tượng trồng xen để kịp thời có những biện pháp để điều chỉnh. Chú ý các mô hình trồng xen đảm bảo tính bền vững cho đất đỏ Bazan đang bị suy thoái trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời, cần phổ biến kỹ thuật mới, áp dụng các giống mới nhận định kết quả SX để nhân rộng. Có các chính sách hỗ trợ đầu vào trong SXKD cam như: phân bón, thuốc BVTV,….đồng thời bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Sở Khoa học& công nghệ tỉnh Lai Châu: kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây ăn quả cam, quýt, nhãn, hồng. NXB nông nghiệp.

[2]. Hoàng Văn Mại (Đề tài khoa học cấp bộ). Hiện trạng một số cây ăn quả đặc sản có múi trên đất Nghệ Tĩnh. Đại học Vinh (2001)

[3]. T.s Nguyễn Văn Toàn (2005). Giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý và bảo vệ đất bazan Tây Nguyên. NXB nông nghiệp Hà Nội.

[4]. G.s- T.s Đỗ Năng Vịnh; T.s Hà Thị Thuý và cộng sự. Quy trình trồng, chăm sóc và BVTV giống valencia 2. Bộ NN&PTNT - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam - Viện di truyền nông nghiệp.

[5]. PGs.PTs Phạm Vân Đình - T.s Đỗ Kim Chung (1997). Kinh tế nông nghiệp. NXB nông nghiệp Hà Nội.

[6]. UBND huyện Nghĩa Đàn (Phòng địa chính). Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Đàn thời kỳ 1998 - 2010.

[7]. UBND huyện Nghĩa Đàn. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH năm 2008 và mục tiêu, nhiệm vụ 2009.

[8]. Trang web: www.khoahoc.net

[9]. UBND huyện Nghĩa Đàn. Đề án phát triển cây công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010

[10]. UBND huyện Nghĩa Đàn. Báo cáo quy hoạch cà phê – caosu – cam - dứa năm 2007-2008.

[11]. Trang web: www.snnptnt.thanhhoa.gov.vn

[12]. Trang web: www.agroviet.gov.vn

[13]. Trang web: www.nghean.gov.vn

[14]. Nguyễn Bá Trung. Đánh giá HQKT của cây chè tại Thanh Chương. Luận văn tốt nghiệp đại học. Nghệ An. Đại học Vinh. 2007

[15]. NXB nông nghiệp Hà Nội (1999). Biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh và cỏ dại.

[16]. Phan Thị Lài, Chu Thị Thơm, Nguyễn Văn Tố (2006). Hướng dẫn trồng đậu xanh, đậu tương, khoai tây. NXB Lao Động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[17]. Phạm Thị Mỹ Dung. Phân tích kinh tế nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp. [18]. Trang web: www.nghean.gov.vn

[19]. Nguyễn Văn Long.(2008). Đánh giá HQKT cây khoai tây vụ Đông tại huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Nghệ An. Đại học Vinh.

[20]. Trang web: www.agro.gov.vn

[21]. UBND huyện Nghĩa Đàn. Phòng thống kê. Giá trị SX nông nghiệp ước tính 2008.

[22]. Trang web: www.nongthon.net

[23]. Trung tâm khuyến nông - khuyến lâm quốc gia. Sổ tay khuyến nông. [24]. Trang web: www.vietbao.vn

[25]. Trần Thị Phượng. (2000).Giáo trình cây công nghiệp. NXB nông nghiệp Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình xen canh cam với các loại cây trồng khác trên đất đỏ bazan nghĩa đàn nghệ an (Trang 75)