Nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 80 - 82)

5. Kết cấu luận văn

2.2.6.2.3. Nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng

- Cơng tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa phát huy hết khả năng, chủ yếu là kiểm

tra trước. Tức là trước khi quyết định cho vay thì cán bộ tín dụng kiểm tra rất nhiều đến các tiêu chí trong quy định và yêu cầu của ngân hàng, tiến hành đi thẩm định nhà đất để xem cĩ phù hợp với mức vay hay khơng. Khi quyết định cho vay rồi thì hầu như khơng tiến hành điều tra nữa, nếu cĩ thì là trên giấy tờ chứ khơng trực tiếp đến chỗ đi vay kiểm tra. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì những thơng tin trên giấy tờ đơi khi là khống, khơng chính xác.

- Cán bộ tín dụng là người trực tiếp giải quyết việc cho vay nên khĩ tránh khỏi những tiêu cực dẫn đến rủi ro cao, điều này liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên mơn của cán bộ. Trong quá trình thiết lập hồ sơ vay cĩ thể khơng thực hiện đúng một số yêu cầu, hay trong quá trình thẩm định tài sản thì định giá tài sản đảm bảo cao hơn so với thực tế. Hay gặp nhiều khĩ khăn trong việc thẩm định tài sản là hàng hĩa, vì chúng rất đa dạng về chủng loại nhưng kiến thức về hàng hĩa thì hạn chế, đơi khi là khơng hiểu rõ, tình hình hư hỏng, hao hụt thì khơng thể kiểm sốt hết. Bên cạnh đĩ là việc đua nhau tăng trưởng tín dụng đã khiến cho một số cán bộ khơng kiểm tra khách hàng đi vay một cách kỹ lưỡng. Gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Khiến cho doanh nghiệp khí khăn trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.

Để đánh giá chính xác hơn nguyên nhân gây ra nợ xấu trong hoạt động tín dụng, trong quá trình thực tập tại ngân hàng tơi đã hỏi ý kiến của một số cán bộ tín dụng tại phịng Kế hoạch kinh doanh. Kết quả thu thập ý kiến cho thấy một số nguyên nhân sau đây:

- Nhiều cán bộ tín dụng gặp khĩ khăn do thiếu thơng tin về khách hàng vay. Khi đi vay một số khách hàng cung cấp thơng tin tài chính thiếu hoặc bị sai lệch như về hợp đồng mua bán hàng hĩa, lợi nhuận trước thuế và thuế nộp cho nhà nước, giấy tờ sở hữu đất đai, tài sản so với yêu cầu của cán bộ. Dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm.

- Năng lực thẩm định dự án, tài sản của cán bộ tín dụng cịn hạn chế. Tài sản đảm bảo khi vay thì việc thẩm định thật sự rất phức tạp cả về tài sản là bất động sản và động sản. Đối với bất động sản thì giá trị tài sản thay đổi theo từng năm. Cịn đối với động sản thì là quá trình hư hỏng, hao hụt,… khơng thể kiểm sốt được.

- Trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp cịn yếu kém. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch của phương án kinh doanh vì đây là nguồn trả nợ tốt. Tuy nhiên một số doanh nghiệp sau khi vay vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh đơi khi xảy ra tình trạng lạm dụng vốn gây lãng phí và khơng cĩ hiệu quả làm ảnh hưởng đến quá trình trả nợ cho ngân hàng

- Kiểm tra sử dụng vốn vay chưa kịp thời. Khi cho vay ngân hàng mong muốn các khách hàng vay sử dụng đúng mục đích để đảm bảo được việc trả nợ cho ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, khi vay vốn phải cĩ phương án kinh doanh cụ thể và khả thi. Đối với các cá nhân thì phải cĩ kế hoạch trả nợ cụ thể và khả thi. Tuy nhiên khách hàng sau khi vay lại sử dụng sai mục đích. Và việc đi đến cơ sở hoạt động của cán bộ tín dụng để kiểm tra tình hình sử dụng cịn nhiều hạn chế về mặt thời gian, cơng sức, tiền bạc…

- Các báo cáo tài chính của khách hàng thiếu tính chính xác, thiếu tính minh bạch và chưa đủ độ tin cậy. Do đĩ, đơi khi ngân hàng khơng cĩ căn cứ chính xác vào thơng tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng tài sản thế chấp làm chỗ dựa để phịng rủi ro tín dụng.

Và một thực tế khác là hoạt động tín dụng tại Agribank cho thấy những khoản vay cĩ tiềm ẩn rủi ro cao nhưng vẫn quyết định giải ngân: như Cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ, cho vay hỗ trợ phát triển theo định hướng của tỉnh v..v.. Theo như sự chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam hiện nay là ưu tiên vay vốn nơng nghiệp, nơng thơn và lĩnh vực này cĩ độ rủi ro thấp và luơn bảo đảm được sự ổn định. Nhưng thực tế cũng thấy rõ rằng đơi khi lĩnh vực này chứa rủi ro, vì thiên tai, dịch bệnh làm cho năng suất thấp và kém hiệu quả nên một phần cũng ảnh hưởng đến việc vay vốn tín dụng. Ưu tiên cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay dư nợ tín dụng của một số DNNQD chiếm tỷ trọng lớn, tiềm ẩn rủi ro cao vì hầu hết tài sản đảm bảo khi vay được hình thành từ vốn vay nên khi cĩ rủi ro xảy ra thì tổn thất rất lớn vì việc xử lý tài sản gặp khĩ khăn và tính thanh khoản thấp.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 80 - 82)