Phân loại nợ vay theo ngắn hạn, trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 68 - 70)

5. Kết cấu luận văn

2.2.6.1.2. Phân loại nợ vay theo ngắn hạn, trung và dài hạn

Bảng 2.8: Phân loại nợ vay theo ngắn hạn, trung và dài hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ cho vay 400.231 100 320.110 100 375.560 100

1. Vay ngắn hạn 212.842,85 53,18 157.334,07 49,15 191.160,04 50,90 2. Vay trung và dài hạn. 187.388,15 46,82 162.775,94 50,85 184.399,96 49,10 Trong đĩ:

- Vay trung hạn 67.078,71 16,76 48.880,79 15,27 49.573,92 13,20 - Vay dài hạn 120.309,44 30,06 113.863,13 35,57 134.826,04 35,90

(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn và sao kê chi nhánh NHNo&PTNT huyện Điện Bàn)

Qua bảng phân loại nợ trên ta dễ dàng nhận thấy sức giảm của khoản vay ngắn hạn khi mà vào năm 2010 đạt 212.842,85 (triệu đồng) thì đến năm 2011 giảm 26,08%, và giảm đi 10,19% vào năm 2012. Đối với khoản vay dài hạn thì cĩ sự tăng lên điều này chứng tỏ rằng ngân hàng cĩ sự chú trọng đến khoản vay này, nhưng cũng phải cĩ sự cân nhắc trong việc cho vay các dự án cĩ thời gian thu hồi vốn lâu, để đảm bảo việc cho vay cĩ hiệu quả.

Sự tăng giảm này là hậu quả của việc lãi suất cho vay cĩ nhiều biến động gây khĩ khăn cho người đi vay. Năm 2010 ngân hàng thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thống đốc NHNN về việc áp dụng lãi suất huy động và cho vay theo cơ chế thị trường theo đĩ lãi suất huy động cho vay ngắn hạn đối với nơng - lâm - ngư - nghiệp là 13%/năm; cho vay chi phí sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu cĩ bán ngoại tệ cho Agribank tối thiểu 12,5%/năm; cho vay đối tượng khác tối thiểu 13,5%/năm. Lãi suất cho vay trung, dài hạn đối với hộ nơng - lâm - ngư - nghiệp 14,5% - 15,5%/năm; cho vay khác tối thiểu 15%/năm. Riêng đối với lãi suất cho vay trung, dài hạn ngân hàng áp dụng lãi suất thỏa thuận với khách hàng theo hình thức cĩ điều chỉnh, điều chỉnh 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 9 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần điều này đã tạo ra một

động thái tốt trong việc tăng doanh số cho vay. Nhưng đến năm 2011 thì tình hình kinh tế thật sự khĩ khăn, việc tiêu thụ đầu ra thấp, bất động sản vẫn khơng cĩ chiều hướng khả quan điều này làm cho doanh số cho vay này tụt giảm. Đến năm 2012, tình hình cĩ chuyển hướng tốt hơn doanh số cho vay cũng đã tăng trở lại.

Mặc dù nền kinh tế diễn biến phức tạp, các chính sách tiền tệ luơn được điều chỉnh nhưng ngân hàng vẫn luơn giữ vững tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định. Để thực hiện tốt hoạt động tăng trưởng tín dụng như thế này, ngân hàng đã đưa ra các chiến lược đúng cho từng thời kỳ như đưa ra các hạn mức tín dụng cụ thể cho từng khoản mục vay, kết hợp với việc điều chỉnh lãi suất vay đối với một số khách hàng giúp họ cĩ khả năng tiếp cận vốn vay. Đối với khách hàng cũ thì ngân hàng luơn cĩ những chính sách ưu đãi cho họ, điều này giúp giữ chân những khách hàng thân quen và cĩ uy tín. Đối với những khách hàng vay ngắn hạn, ngân hàng luơn cung ứng cho vay một cách nhanh chĩng và hiệu quả nhằm bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 68 - 70)