Cấu trúc của Văn hóa Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm CHMA đo lường văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần du lịch xanh huế (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu của đề tài

1.1.3.3. Cấu trúc của Văn hóa Doanh nghiệp

VHDN là một khái niệm trừu tượng và khó nắm bắt, vì thế việc xây dựng VHDN cũng như đánh giá VHDN của một tổ chức là một việc làm khó. Muốn giải quyết được vấn đề này thì chúng ta cần phải hiểu VHDN được cấu thành từ những yếu tố nào. Hiện nay đa phần các học giả đều cho rằng: các yếu tố cấu thành nên VHDN có nhiều tầng lớp từ trong ra ngoài, được mô tả theo thứ tự sau: tầng gốc, tầng sâu, tầng giữa và tầng bề mặt, chúng ta có thể hình dung các lớp cắt đó như mặt cắt của một thân cây.

Đây là phần trong cùng của mặt cắt ngang của một cây gỗ, là phần rắn chắc nhất, cây gỗ có thời gian phát triển càng dài thì lõi này càng lớn và rắn chắc. Phần này còn được gọi là nhóm giá trị cốt lõi cơ bản. Giá trị văn hoá của một tổ chức cũng như phần lõi này, tạo dựng được giá trị phải mất nhiều năm và giá trị này chỉ khẳng định được sự sáng lập của nó thông qua thâm nhập, chuyển tải các biểu hiện của giá trị vào nhóm các yếu tố chuẩn mực, không khí của tổ chức và yếu tố hữu hình. Điều này cho thấy, giá trị khi đã được xác lập muốn xoá bỏ nó cũng không dễ trong ngày một ngày hai, những giá trị cũng có thể bị suy thoái, bị thay đổi trong một số điều kiện.

Tầng gốc bao gồm những giá trị chung bao trùm lên toàn bộ doanh nghiệp như: tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh, các giá trị cốt lõi, niềm tin chủ đạo,chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố trong tầng gốc này là những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, chi phối tất cả các yếu tố khác của VHDN.

b. Tầng sâu

Đây là tầng liền kế với tầng gốc trong cùng, còn được gọi là nhóm yếu tố chuẩn mực. Nó bao gồm các yếu tố như đạo đức kinh doanh lịch sử của doanh nghiệp, người sáng lập doanh nghiệp và các thế hệ lãnh đạo, các nghi lễ, sự kiện,..

Đạo đức kinh doanh bao gồm nhiều phạm vi khác nhau. Trong phạm vị xã hội, đạo đức kinh doanh chính là việc tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, thưc hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động. Trong phạm vi những người có liên quan đến doanh nghiệp, thì đó là việc doanh nghiệp tôn trọng quyền lợi của các bên có liên quan đến mình, đặt lợi ích của khách hàng, nhà đầu tư, đối tác lên hàng đầu. Trong phạm vi của doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong đó, các quan hệ và lợi ích kinh tế của họ trong công việc, trong kinh doanh. Trong phạm vi cá nhân, đạo đức kinh doanh chính là quan hệ giữa người với người trong một tổ chức, ví dụ như lòng trung thực, thiện chí, hợp tác. Trong bốn phạm vi tren nếu doanh nghiệp có thể dung hoà được mọi hoạt động của mình, mang lại lợi ích cho mình đồng thời mang lại lợi ích cho người khác, cho đất nước và xã hội thì ta có thể nói doanh nghiệp đó có đạo đức kinh doanh.

Nhóm yếu tố chuẩn mực nó bao gồm lịch sử của doanh nghiệp. Lịch sử doanh nghiệp được xác lập bởi Người sáng lập doanh nghiệp cùng các thế hệ lãnh đạo, là một phần quan trọng để tạo nên VHDN. Một doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển vủa mình tạo nên được giá trị nhất định, hình thành được những chuẩn mực hành vi nhất định. Những giạ trị và chuẩn mực nào gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp sẽ trở thành sắc thái đặc thù, thành đặc trưng riêng của nó. Những chuẩn mực đó đã không bị mất đi theo thời gian mà ngược lại, chúng được duy trì, củng cố trong hoạt động của doanh nghiệp và được giữ gìn, truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là truyền thống, lịch sử của doanh nghiệp.

Các nghi lễ, sự kiện là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN. Nghi lễ là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới các hình thức hoạt động, sự kiện văn hoá- xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thể hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và vì lợi ích của những người tham dự. Đây là dịp để người lãnh đạo có cơ hội giới thiệu về những giá trị, những hoạch định tương lai, những đổi mới của tổ chức trong thời gian tới, cũng như tạo cơ hội để các thành viên chia sẻ về mọi vấn đề trong tổ chức. Các nghi lễ bao gồm: nghi lễ chuyển giao, nghi lễ củng cố, nghi lễ nhắc nhở, nghi lễ liên kết.

c. Tầng giữa

Có thể hình dung đây là vòng bên ngoài liền kề với nhóm yếu tố chuẩn mực, bao gồm các yếu tố về hệ thống quản lý và phong cách quản lý. Phần này được gọi là những yếu tố phong cách quản lý và không khí làm việc của tổ chức.

Hệ thống quản lý là một yếu tố quan trọng trong VHDN, bao gồm tất cả các chế độ và thủ tục quản lý thuộc tất cả các lĩnh vực như thủ tục kiểm tra, quản lý; hệ thống đánh giá và điều chỉnh kết quả; hệ thống thiết lập mục tiêu và kế hoạch kinh doanh; hệ thống thông tin kinh doanh và quyết định nghị sự; chế độ khen thưởng phúc lợi và bồi thường… sao cho phù hợp với mục tiêu chiến lược lâu dài và nhất quán với giá trị cốt lõi cơ bản của doanh nghiệp. Nó tạo thành bộ khung cho việc vận hành hằng ngày và ra quyết định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Phong cách quản lý miêu tả cách thể hiện thái độ và quyền lực của người lãnh đạo trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Phong cách quản lý được thể hiện

theo nhiều cách khác nhau như: độc đoán, dân chủ, cứng nhắc hay mềm dẻo… Khái niệm này được sử dụng để phản ảnh không khí làm việc trong một tổ chức thoải mái đến mức độ nào.

Sự phát triển của doanh nghiệp đồng nghĩa với sự phong phú về các tập tục, nghi lễ, các quy tắc ứng xử mà doanh nghiệp mong đợi người lao động thực hiện theo. Đó chính là quy tắc diễn ra trong giao tiếp ứng xử giữa các nhân viên với nhau, cấp trên - cấp dưới, bên trong - bên ngoài.

d. Tầng bề mặt

Đây là tầng được ví như là vòng ngoài cùng của cây gỗ, các yếu tố của tầng này là dễ nhìn thấy nến nó được gọi là yếu tố hữu hình. Xếp vào nhóm này là các yếu tố liên quan đến kiến trúc trụ sở của doanh nghiệp, cách tổ chức không gian làm việc (như văn phòng, bàn ghế, tài liệu,..), các trang thiết bị, điều kiện làm việc, đồng phục nhân viên, logo, khẩu hiệu, các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ áp dụng vào quá trình hoạt động, ngôn ngữ sử dụng trong các thông điệp, tài liệu quảng cáo…

Đây là cấp độ văn hoá có thể nhìn thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là những yếu tố vật chất như: kiến trúc, bày trí, đồng phục… Cấp độ này có đặc điểm là chịu nhiều ảnh hưởng của tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm

e. Mối liên hệ của các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

Các thành phần của bốn tầng lớp nói trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng phụ thuộc và tác động lẫn nhau, làm xuất hiện những đặc tính riêng của tổ chức và từ đó hình thành nên VHDN của tổ chức đó. Sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố càng mạnh thì VHDN càng được hình thành một cách rõ rệt, nhưng nếu sự phụ thuộc, tác động đó yếu, không rõ ràng thì VHDN được hình thành cũng sẽ mờ nhạt, không có tính nhất quán. Vì thế để xây dựng VHDN theo đúng ý muốn thì doanh nghiệp phải bắt đầu triển khai từ các yếu tố đó, xây dựng chúng theo đúng hướng mà doanh nghiệp đặt ra.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm CHMA đo lường văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần du lịch xanh huế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w