Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN CÔNG TY cổ PHẦN LONG THỌ HUẾ (Trang 32 - 34)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2.Cơ sở thực tiễn

Đề tài tiếp cận các nghiên cứu trước tại Đại học Kinh tế, Đại học Huế về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên để đánh giá những ưu, khuyết điểm của các nghiên cứu này, nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu của mình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu trường hợp tại Ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Huế (PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn)

Nghiên cứu đã đưa ra được các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bao gồm: Môi trường làm việc; Lương bổng và phúc lợi; Cách thức bố trí công việc; Sự hứng thú trong công việc và triển vọng phát triển nghề nghiệp. Đây là một nghiên cứu mang tính khai phá, tạo cơ sở, tiền đề cho các nghiên cứu liên quan về sau.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Á châu chi nhánh Huế của Trương Thị Phương Khanh (Khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2009)

+ Ưu điểm: Tác giả cũng đã đưa ra được các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bao gồm: Môi trường làm việc; Lương bổng và phúc lợi; Cách thức bố trí công việc; Sự hứng thú trong công việc và triển vọng phát triển nghề nghiệp. Qua phân tích tác giả đã đánh giá được sự ảnh hưởng của các yếu tố và phân tích Anova để thấy được sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với các nhóm phân loại. Từ đó làm một tư liệu tham khảo có ý nghĩa cho các nhà quản trị ở Ngân hàng trong chính sách quản trị nhân lực của mình.

+ Hạn chế: Do trước đây đề tài này còn khá mới nên những nhóm nhân tố mà tác giả đưa ra còn chưa được đầy đủ. Phương pháp nghiên cứu chưa được tác giả làm rõ mà chỉ mang tính chung chung. Việc xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc còn mang tính chủ quan, chưa dựa vào một nghiên cứu cụ thể nào để đưa ra. Tác giả chưa đi sâu vào phân tích để thấy được sự khác biệt về mức độ đánh giá các nhân tố giữa các nhóm phân loại. Do đó đề tài chưa thực sự đi sâu vào vấn đề nghiên cứu.

Tạo động lực làm việc cho đội ngũ công nhân viên tại công ty cổ phần dệt may

Hoàng Thị Loan (Khóa luận tốt nghiệp đại học 2010).

Đối với đề tài này tác giả đã đi sâu nghiên cứu mười nhóm nhân tố tạo động lực làm việc cho công nhân viên. Tác giả không chỉ đánh giá được sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các nhân tố theo các nhóm phân loại mà đã đánh giá được sự khác biệt này giữa hai lực lượng lao động là lao động gián tiếp và lao động trực tiếp ở công ty. Các kết quả điều tra, phân tích sự khác biệt được tác giả thực hiện khá chi tiết.

Tuy nhiên một điểm còn tồn tại là tác giả chưa nêu ra được nguồn gốc của mười nhóm nhân tố tạo động lực làm việc được tác giả sử dụng để phân tích trong đề tài nghiên cứu của mình nhằm làm cho đề tài mang ý nghĩa thực tiễn hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH Bia Huế

Đề tài này đã khắc phục được nhược điểm của 2 đề tài trên, đó là đã nêu ra được nguồn gốc của nhóm mười nhân tố tạo động lực làm việc. Đề tài đã áp dụng các yếu tố động viên nhân viên do Wiley C nghiên cứu nhằm mang lại độ tin cậy hơn. Mặt khác, đề tài còn sử dụng kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ tin cậy của các thang đo. Đồng thời đo lường mức độ tác động của từng nhân tố lên động lực làm việc thông qua hàm hồi quy. Do đó, đề tài có giá trị thực tiễn hơn.

Tuy nhiên đề tài này mới chỉ tìm ra và đánh giá được một số yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên. Ngoài ra vẫn còn một vài yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN CÔNG TY cổ PHẦN LONG THỌ HUẾ (Trang 32 - 34)