Chỉ số đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN CÔNG TY cổ PHẦN LONG THỌ HUẾ (Trang 38)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.1.3.3.Chỉ số đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên

quan hệ với tổ chức, bao hàm cả sự tin tưởng của mỗi cá nhân đối với tổ chức.

i. Điều kiện làm việc

Môi trường làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi vì môi trường làm việc liên quan tới sự thuận tiện cá nhân song đồng thời nó cũng là nhân tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người lao động không thích những môi trường làm việc nguy hiểm, bất lợi và không thuận tiện. Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác phải phù hợp. Hơn nữa, nhiều người lao động thích làm việc gần nhà, với các phương tiện làm việc sạch sẽ, hiện đại, và các trang thiết bị phù hợp (Nguyễn Hữu Lam 1998).

j. Kỷ luật làm việc

Kỷ luật làm việc là những quy định của công ty đối với nhân viên trong việc thực hiện các nội quy làm việc tại công ty. Việc đưa ra các hình thức kỷ luật một mặt là để xử phạt nhân viên vi phạm, mặt khác tạo cho nhân viên tính ý thức hơn trong công việc. Bên cạnh đó còn thiết lập một nề nếp nhàm thể hiện văn hóa của tổ chức.

1.1.3.3. Chỉ số đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nhân viên

Các chỉ số đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3: Các chỉ số cấu thành các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

Yếu tố Chỉ số cấu thành

Công nhận đóng góp

cá nhân Những ý kiến và ý tưởng hay được công nhận và được nhận phần thưởng xứng đáng. Các chỉ tiêu xét thưởng rõ ràng.

Bổn phận cá nhân Thực hiện công việc đã cam kết với công ty. Thưc hiện đúng nội quy, quy chế.

Thực hiện công việc cấp trên giao cho. Sự đồng cảm với cá

nhân người lao động

Công ty luôn lắng nghe ý kiến.

Được công ty chúc mừng vào những ngày lễ quan trọng trong năm.

Được công ty thăm hỏi khi ốm đau.

Công ty thăm hỏi và chia sẻ khi gia đình gặp khó khăn. An toàn trong công

việc

Công ty đảm bảo an toàn công việc. Công ty đảm bảo một công việc ổn định.

Công ty đảm bảo các thiết bị an toàn lao động tốt.

Thu nhập

Mức lương phù hợp với công sức bỏ ra.

Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các khoản phụ cấp. Công ty thực hiện tốt các chế độ phúc lợi.

Công ty thực hiện chính sách xét thưởng hợp lý.

Sự thích thú công việc

Nhiệm vụ và trách nhiệm công việc được xác định rõ ràng.

Công việc phù hợp với khả năng, trình độ.

Cân bằng giữa cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp. Công việc phù hợp với những dự định tương lai.

Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

Công ty thường xuyên đào tạo và huấn luyện trong công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạo điều kiện học tập để nâng cao kĩ năng. Các chương trình đào tạo tương đối tốt. Tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực.

Trung thành cá nhân

Công ty tạo điều kiện gắn bó lâu dài.

Không cung cấp thông tin ra bên ngoài nếu không được cho phép.

Công ty tạo được sự tin tưởng.

Điều kiện làm việc

Được cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc và thiết bị. Ánh sáng.

Không gian.

Bầu không khí làm việc. Sự đối xử của cấp trên.

Kỷ luật làm việc

Các hình thức kỷ luật hợp lý.

Người giám sát giúp công việc tốt hơn.

Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ HUẾ 2.1. Tổng quan về công ty

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty2.1.1.1. Các giai đoạn phát triển của công ty 2.1.1.1. Các giai đoạn phát triển của công ty

Công ty cổ phần Long Thọ nằm cách trung tâm thành phố Huế 5km về phía Tây Nam bên bờ sông Hương thuộc địa phận Phường Thuỷ Biều – Thành phố Huế. Địa chỉ: 423 Bùi Thị Xuân, Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Tên giao dịch đối ngoại: Long Tho Joint Stock Company Điện thoại: 054.3822083, 054.3881186

Fax: 054.3826300

Email: longthotth@dng.vnn.vn

Website: longtho_hue.thuonghieuviet.com

Với tổng diện tích hơn 300.000m2, gần đường thuỷ, đường quốc lộ 1a và đường sắt. Do đó có vị trí rất thuận lợi về mặt giao thông.

Tiền thân của công ty cổ phần Long Tho là nhà máy Vôi Long Thọ được thành lập năm 1902. Do một người Pháp tên Boge làm chủ. Nguyên là một sĩ quan Pháp đã từng viễn chinh tại Huế trong những năm đó và qua tìm hiểu ông đã nhận ra những lợi thế về sản phẩm sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phương này. Đó là đá vôi, đất sét sẵn có tại đây với địa điểm thuận lợi, nhân công rẻ, thị trường rộng lớn.

Công suất đầu tiên của nhà máy là 10.000 tấn/năm với 5 lò nung theo công nghệ kiểu đứng. Sản phẩm tiêu thụ trong nước và một ít được xuất khẩu.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nhà máy hầu như không hoạt động. Sau năm 1954, hoà bình lặp lại, nguời Pháp không còn khả năng duy trì được nhà máy nữa. Chính quyền Sài Gòn đã giao nhà máy cho Ông Vĩnh Đệ, một kỹ sư tốt nghiệp tại Pháp. Ông Vĩnh Đệ đã có một số cải tiến công nghệ, trang bị thêm máy móc thiết bị song công suất không tăng được thêm bao nhiêu do chiến tranh tiếp tục xảy ra. Do vậy, năm 1972, Nhà máy tạm ngừng hoạt động.

Sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng, nhà máy trở lại hoạt động chính thức vào ngày 01/07/1976 lấy tên là Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Long Thọ với cơ sở vật chất chưa đáng kể, tài sản đánh giá là 37.000 đồng.

Một năm sau, ngày 01/07/1977, Nhà máy đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất Xi măng PC 25 theo công nghệ kiểu lò đứng với công suất thiết kế là 20.000 tấn/năm, với số vốn vay ngân hàng là 2.552.000 đồng. Sau nhiều năm cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất, sản lượng Nhà máy không ngừng được nâng lên. Nhà máy đã hoàn trả hết vốn vay Ngân hàng, có lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước.

Năm 1990, Nhà máy đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp sản xuất vật liệu xây dựng Long Thọ. Sản phẩm của xí nghiệp được tiêu thụ tốt trên thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Theo quyết định 338 – Quyết định thành lập lại doanh nghiệp và quyết định 873/QĐ – UBND ngày 16/02/1992 của UBND Tỉnh TT Huế về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

Ngày 08/09/1994 theo quyết đinh 1289 của UBND Tỉnh TT Huế, Nhà máy đổi tên thành công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ và được Nhà nước xếp hạng là Công ty loại I.

Năm 1998, Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ Xi măng 82.000 tấn/năm. Đến tháng 01/2000, dây chuyền mới này đã chính thức đưa vào hoạt động, giá trị tài sản xấp xỉ 47 tỷ đồng.

Do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng nên vào năm 2001 Công ty đã xây dựng thêm một dây chuyền nghiền Xi măng nữa và tháng 7/2001 Công ty đã cho ra đời một nhãn hiệu xi măng mới chất lượng cao. Đó là Xi măng Hoàng Long. Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong 3 năm liền từ 2000 – 2003.Tháng 12/2005, Nhà máy tiến hành cổ phần hoá và có tên giao dịch chính thức là Công ty cổ phần Long Thọ theo quyết định 3769/QĐ-UBND ngày 8/11/2005. Đây có thể nói là một bước ngoặc lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong suốt thời gian từ năm 1976 đến nay, Công ty luôn được Bộ Xây Dựng đánh giá là Đơn vị xuất sắc và được tặng thưởng các loại Huân chương Lao Động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba và nhiều Bằng khen khác. Sự hoạt động của Công ty đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Tỉnh nhà, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

* Chức năng

Công ty cổ phần Long Thọ có chức năng chủ yếu là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng như: Xi măng, gạch lát, đá vôi, đá dăm…(Xi măng là sản phẩm chính) phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhà và các tỉnh lân cận.

Công ty phải đảm bảo sản phẩm sản xuất có chất lượng tốt, giá thành hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường.

* Nhiệm vụ

- Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo đúng chức năng của Công ty, nghiên cứu nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế.

- Thực hiện tốt các chính sách, các quyết định về tổ chức quản lý cán bộ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các cổ đông.

- Chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên và Cổ đông để họ yên tâm công tác.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý là một trong những yếu tố cơ bản nhất của một doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã định. Căn cứ vào

đặc điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị mình, Công ty cổ phần Long Thọ đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình hỗn hợp trực tuyến - chức năng nên đã phát huy được những ưu điểm vốn có của mô hình này.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Long Thọ

Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT P. TỔNG GĐ

KINH DOANH P. TỔNG GĐKỸ THUẬT

Phòng TC - HC Phòng KH - TT Phòng Kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng Vật tư XN khai thác đá XN xi măng XN gạch Terrazzo Xưởng điện nước Bộ phận y tế đời sống

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có quyền quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới, quyền tăng giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần, phát hành cổ phiếu, phân phối lợi nhuận và các vấn đề quan trọng khác.

* Hội đồng quản trị: Là cấp quản trị cao nhất của Công ty. HĐQT do Đại hội Cổ đông bầy ra, thay mặt Đại hội đồng cổ đông và có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông.

* Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc

* Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc: Là đại diện theo pháp luật của Công ty, người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT và Đại hội Cổ đông về trách nhiệm quản lý và điều hành Công ty.

* Hai Phó Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty về các lĩnh vực mình phụ trách (Kỹ thuật và Kinh doanh), trực tiếp chỉ đạo phòng Kỹ thuật và phòng KH-TT, hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong việc xử lý những vấn đề thuộc chuyên môn của mình; đại diện xử lý các vấn đề của Công ty khi được sự ủy quyền của Tổng giám đốc.

* Phòng TC-HC: Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức, quản lý đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, lao động; tổ chức lao động tiền lương, tiền thưởng; thực hiện các chính sách, chế độ pháp luật, các nội quy, quy chế đối với toàn thể lao động trong Công ty.

* Phòng Kế toán: là bộ phận trực tiếp tham mưu cho Tổng Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh

tế ở Công ty. Nghiên cứu xây dựng phương án đầu tư tài chính, ghi chép, tính toán phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng vật tư, tài sản, nguồn vốn. Thực hiện báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm. Lập và lưu trữ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu khác theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phòng KH-TT: Tham mưu cho Phó Tổng Giám đốc về toàn bộ công tác xây dựng kế hoạch phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường và bạn hàng. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp để từ đó có những quyết định sáng suốt về sản xuất sản phẩm.

* Phòng Kỹ thuật: Tham mưu trực tiếp cho Phó Tổng Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý khoa học kỹ thuật, giúp Phó Tổng Giám đốc giám sát, theo dõi, quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty. Phòng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tư, nguyên, nhiên liệu cho tất cả các sản phẩm.

* Phòng Vật tư: giúp Ban Giám đốc theo dõi công tác cung ứng vật tư, quản lý hệ thống kho nguyên, nhiên vật liệu và cân đối quá trình sử dụng vật tư cho sản xuất.

* Xí nghiệp Khai thác đá: Chịu trách nhiệm tổ chức khai thác, sản xuất đá nguyên liệu cung cấp đủ theo kế hoạch giao khoán của Công ty cho Xí nghiệp Xi măng và Xí nghiệp gach Terrazzo.

* Xí nghiệp Xi măng: Chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất sản phẩm Xi măng PCB30, hoàn thành kế hoạch mà Công ty giao khoán trong năm tài chính.

* Xí nghiệp gạch Terrazzo: Tổ chức sản xuất hoàn thành kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm gạch Terrazzo do Công ty giao khoán.

* Xưởng điện nước: Cung cấp điện nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, sửa chữa máy móc, thiết bị điện nước nhằm đảm bảo cho sản xuất thường xuyên liên tục.

* Bộ phận Y tế đời sống: Chăm lo sức khoẻ cho CBCNV, hàng ngày khám bệnh và điều trị cho CBCNV ốm đau, đảm bảo cho người lao động có sức khoẻ tốt nhất, để người lao động sản xuất với năng suất cao.

Tất cả các Xí nghiệp thành viên Công ty phải chủ động điều hành đơn vị mình hoạt động sản xuất theo kế hoạch đã nhận khoán với Công ty, chịu trách nhiệm với Tổng Giám đốc về hiệu quả sản xuất do đơn vị mình quản lý.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.3.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm (2010 - 2012)Bảng 4: Tình hình kinh doanh của công ty Bảng 4: Tình hình kinh doanh của công ty

ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TÀI SẢN 100 63.733 100 60.899 100 13.050 20,47 -2.833 -4,65 A. TSLĐ VÀ ĐTNH 50.683 87,49 52.179 81,87 54.259 89,10 7.832 15,01 2.078 3,41 1. Tiền 13.596 26,83 17.579 21,58 21.300 34,98 3.982 22,56 3.721 6,11 2. Khoản phải thu 2.707 5,38 7.957 12,48 5.990 9,84 5.250 65,98 -2.033 -3,23 3. Hàng tồn kho 21.992 43,39 17.774 27,89 15.005 24,64 -4.218 23,73 -2.769 -4,55

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN CÔNG TY cổ PHẦN LONG THỌ HUẾ (Trang 38)