Định nghĩa các nhân tố

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN CÔNG TY cổ PHẦN LONG THỌ HUẾ (Trang 35 - 38)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.Định nghĩa các nhân tố

Để làm rõ các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được xây dựng ta sẽ tiến hành định nghĩa các nhân tố trên.

a. Công nhận đóng góp cá nhân

Đào Công Bình (2008) cho rằng “Công nhận là một nhu cầu mạnh nhất của mọi người. Nó đơn giản là sự thừa nhận và trân trọng những đóng góp của cá nhân/ tổ đội ấy cho tổ chức. Ai mà chẳng muốn được công nhận về một việc làm xứng đáng. Không công nhận là mẹ đẻ của sự không vui, sự bất mãn, và có tác dụng như một sự tước bỏ nhiệt tình”. Được công nhận đồng nghĩa với việc nhân viên được tổ chức tin tưởng, từ đó thúc đẩy họ phấn đấu làm việc tốt hơn. Do đó, được công nhận đóng góp cá nhân rất quan trọng trong công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên.

b. Bổn phận cá nhân Động lực làm việc Động lực làm việc Công nhận đóng góp cá nhân Bổn phận cá nhân Sự đồng cảm với cá nhân người lao động

An toàn công việc

Thu nhập Sự thích thú trong công việc Kỷ luật làm việc Điều kiện làm việc Trung thành cá nhân

Thăng tiến và phát triển trong tổ chức

Bổn phận cá nhân hay còn gọi là trách nhiệm cá nhân là nhân viên phải có ý thức làm những gì được phân công và những gì công ty muốn họ làm. Mặt khác nhân viên phải có trách nhiệm thực hiện đúng nội quy làm việc quy định tại công ty.

c. Sự đồng cảm với cá nhân người lao động

Hành vi của người lãnh đạo cũng là nhân tố chủ yếu xác định sự thỏa mãn. Sự thỏa mãn của người lao động tăng lên khi người lãnh đạo của họ là người hiểu biết, thân thiện, biết đưa ra những lời khen ngợi khi người lao động thực hiện tốt công việc, biết lắng nghe ý kiến của người lao động và biết quan tâm đến lợi ích của người lao động (Nguyễn Hữu Lam 1998). Sự quan tâm đến lợi ích của người lao động thể hiện ở việc thăm hỏi khi ốm đau, chúc mừng vào những ngày lễ quan trọng và quan tâm đến những khó khăn của nhân viên…

d. An toàn trong công việc

Tính ổn định và sự an toàn trong công việc luôn là những yếu tố không thể thiếu đối với tất cả mọi người. Tình trạng bấp bênh trong công việc có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc, tinh thần và sự tự tin của nhân viên.

e. Thu nhập

Thu nhập của người lao động bao gồm các yếu tố: lương cơ bản, thưởng, phúc lợi và các khoản trợ cấp.

Lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc (Đặng Đức Sang 1996).

Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trực tiếp phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có rất nhiều loại bao gồm: Thưởng năng suất, chất lượng; thưởng tiết kiệm; thưởng sáng kiến; thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp; thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết được hợp đồng mới; thưởng bảo đảm ngày công và thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh ngiệp (Trần Kim Dung 2001).

Phúc lợi hay còn gọi là lương bổng đãi ngộ gián tiếp về tài chính. Phúc lợi bao gồm hai phần chính: Phúc lợi theo pháp luật quy định và phúc lợi do các công ty tự nguyện áp dụng. Các khoản phúc lợi do pháp luật quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ lễ, nghỉ phép, hưu trí…Các khoản phúc lợi tự nguyện thường áp dụng gồm có hỗ trợ ăn ca, trợ cấp khó khăn, quà tặng, hỗ trợ học phí đi học, hỗ trợ nhà ở…

Các khoản phúc lợi một phần nhằm kích thích động viên nhân viên làm việc, một phần nhằm duy trì và lôi cuốn người có tài về làm việc cho công ty. Các khoản phúc lợi tự nguyện giữa các công ty khác nhau là khác nhau, nó phản ánh trình độ phát triển và mức độ quan tâm đến người lao động giữa các công ty.

Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản. phần lớn các loại tiền phụ cấp thường được tính trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của môi trường làm việc không thuận lợi đến sức khỏe, sự thoải mái của người lao động tại nơi làm việc. Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường (Trần Kim Dung 2001).

f. Sự thích thú trong công việc

Một yếu tố cũng có ảnh hưởng rất lơn đến động lực làm việc của nhân viên đó chính là sự thích thú trong công việc. Khi nhân viên không còn hứng thú trong công việc nữa sẽ dẫn đến sự buồn chán và làm cho họ bớt đi tính sáng tạo, sự hứng khởi trong công việc. Do đó, một công việc thú vị và vừa ý sẽ thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhân viên và khiến nhân viên làm việc nhiệt tình và có năng suất hơn. Và công việc đó phải phù hợp với khả năng, trình độ, hoàn cảnh sống và những dự định tương lai của họ.

g. Thăng tiến và phát triển trong tổ chức

Mỗi nhân viên đều muốn được thăng tiến. Ai cũng muốn có nhiều tiền hơn, nhiều đặc quyền hơn. Nhiều lúc nhân viên cảm thấy chán nản, cảm thấy mình chưa sử dụng hết công sức, mình xứng đáng nhận trách nhiệm nhiều hơn. Dù bất cứ lý do gì, nhân viên đều muốn đi lên và muốn cấp trên giúp anh ta (Đỗ Thanh Năm).

h. Trung thành cá nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN CÔNG TY cổ PHẦN LONG THỌ HUẾ (Trang 35 - 38)