- Về khái niệm lịch sự, có rất nhiều định nghĩa khác nhau của các tác giả, trong đó đáng chú ý là định nghĩa của C.K.Orecchion. Ông nói: “Chúng tôi chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất cả các phơng diện của diễn ngôn:
1. Bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công thức hoàn toàn đã trở thành thói quen).
2. Xuất hiện trong địa hạt quan hệ liên cá nhân.
3. Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan hệ đó (ở mức thấp nhất là giải toả những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho ngời này trở thành càng dễ chịu đối với ngời kia thì càng tốt) [15, 250].
Nh vậy nói đến lịch sự là nói đến mối quan hệ liên cá nhân. Có rất nhiều nhân tố tham gia vào sự hình thành nên quan hệ liên cá nhân. Một trong số những nhân tố đó đã sẵn có trớc cuộc tơng tác do chúng nằm ngoài tơng tác. Chúng liên quan tới cơng vị giữa những ngời tham gia tơng tác theo những giá trị xã hội nh tuổi tác và quyền lực. Phép lịch sự không nằm trong những yếu tố sẵn có trớc cuộc thoại mà nó đợc hình thành trong quá trình tơng tác hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp. Tuy nhiên nói đến phép lịch sự không phải chỉ nhìn nhận nó ở mặt tích cực mà nó bao hàm cả không lịch sự. Ngời tham gia hội thoại có thể lựa chọn cách xử sự lịch sự, tránh cục cằn, thô lỗ nhng họ cũng có thể lựa chọn cách xử sự tuỳ thích không cần quan tâm đến tình cảm, tâm t, nguyện vọng của ngời khác, thậm chí họ còn có thể dựa vào những hiểu biết của mình về các quy tắc lịch sự để tỏ ra cục cằn, thô lỗ một cách cố ý. Tất cả những sự lựa chọn này đều mang lại hiệu lực giao tiếp khác nhau. Các hành động khen, cám ơn, xin lỗi thuộc về mặt tích cực của phép lịch sự trong quan hệ liên cá nhân, tức là hành động ở lời của ngời nói h- ớng tới tôn trọng thể diện ngời nghe. Thể diện ở đây đợc hiểu là “cảm giác về giá trị cá nhân của mỗi ngời hay là hình ảnh về ta. Cái hình ảnh này có thể bị làm tổn hại, đợc giữ gìn hay đợc đề cao trong tơng tác” [15, 264].
Với cách nhìn nhận ở mặt tích cực của phép lịch sự là ngời nói hớng đến tôn trọng thể diện ngời nghe, lịch sự có thể đợc định nghĩa nh sau: “Lịch sự trong t- ơng tác có thể đợc xác định là những phơng thức nào đợc dùng để tỏ ra rằng thể diện của ngời đối thoại với mình đợc thừa nhận và tôn trọng .” “Lịch sự chỉ bất cứ phơng thức nào đợc dùng để tỏ ra lu ý đến tình cảm (Feelings) hay là thể diện
của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa ngời nói và ngời nghe nh thế nào” [15, 267].
Nh vậy, điều kiện tiên quyết của hoạt động lịch sự là khi tiến hành hoạt động lịch sự ngời nói phải tính toán đợc các mức độ hiệu lực đe doạ thể hiện của hành vi ở lời mình định nói để từ đó có chiến lợc khắc phục, giảm nhẹ hoặc né tránh nó.
- Hành động khen, cám ơn, xin lỗi thể hiện tính cách lịch sự trong tác phẩm. Bên cạnh các hành động đe doạ thể diện của ngời nghe nh: chê, chửi bới, nạt nộ… các nhân vật hội thoại luôn hớng đến tôn vinh thể diện ngời nghe bằng các hành động khen, cám ơn, xin lỗi. Hành động khen hớng đến khích lệ, động viên, cổ vũ đối tác, hành động cám ơn, xin lỗi hớng đến làm giảm sự thất thiết ở ngời nghe, khiến ngời nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu. Trong hội thoại khi các nhân vật giao tiếp sử dụng các hành động ở lời khen ngợi, cám ơn, xin lỗi chính là lúc họ ý thức đợc việc làm, hành động của họ đối với ngời đối diện và việc làm, hành động của ngời khác mang lại cho họ. Bằng việc phân tích mặt thất thiệt và mặt có lợi về bên nào, ngời nói sẽ lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp nhất để giảm thiểu mức tổn thất ở ngời nghe, tăng cao thể diện của họ. Điều này cũng có nghĩa là khi lựa chọn hành vi ứng xử nào cho phù hợp thì ngời nói đã có ý thức chú ý quan tâm đến tình cảm, thái độ, tâm t nguyện vọng, tâm lý của đối tác. Đây đợc xem là chiến lợc lịch sự trong giao tiếp vì nó thể hiện ngời nói là ngời có văn hoá ứng xử.
(104) - Sp1: - Gia đình ta đi kinh tế mới lên đây à?. - Sp2: - Không! Cháu vừa ở bộ đội chuyển ra.
- Sp1: - A!... Thì ra một cô bạn đồng đội. Tôi mạnh dạn hơn, ngồi hẳn xuống mép giờng.
- Sp2: - Sao không chuyển về quê? ở đây buồn chết!
Cô gái im lặng, nhìn lảng ra sông. Giây phút ấy, vầng trán cô nhăn lại và cả khuôn mặt sập xuống trông già đi hàng chục tuổi.
- Sp1: - Xin lỗi…có thể tôi hỏi không phải? – Tôi lúng túng, thầm trách cái ồn ào kiểu lính tráng vô lối của mình.
[IV, 180]
(105) Mồ hôi ông vã ra, ngực nóng ran, sống lng mỏi dần, hai bàn tay cóng ngọng lại tởng chừng nh là tay của kẻ khác. Ông cũng có cảm giác mình sắp sửa lên cơn sốt rét rung võng nh những ngày ở Trờng Sơn năm nào… Và ông buông bút xuống, bất lực.
- Xin lỗi! Hôm nay tôi hơi…bị mệt. Hẹn bà ngày mai trở lại. [IV, 232] (106) Anh lại nói:
- Sp1: - Em đẹp và quyến rũ hơn ngày xa nhiều.
- Sp2: - Vâng. Gái một con mà.
ở ví dụ (104) Sp1 xin lỗi Sp2 vì cho rằng hành động của mình thật vô lối. ở ví dụ (105) ngời hoạ sĩ đã xin lỗi khách hành của mình vì ông bị mệt không thể tiếp tục công việc và điều đó theo ông là gây khó chịu phiền hà cho khách. Còn ở ví dụ (106) là lời khen của Sp1 dành cho Sp2 sau bao năm gặp lại. Lời khen của Sp1 khiến Sp2 rất hài lòng khi bản thân Sp2 cũng nhận ra lời khen của Sp1 là đúng sự thật.
Qua các ví dụ trên ta thấy dù trong những tình huống, hoàn cảnh khác nhau nhng các nhân vật giao tiếp luôn tỏ ra là ngời lịch sự vì điều mà họ thể hiện là h- ớng đến dành quyền lợi cho ngời nghe, điều hoà và gia tăng giá trị của đối tác.
Nh vậy, trong hội thoại một mặt ngời nói phải tự làm nổi bật mình lên, mặt khác lại phải tôn trọng thể diện của đối tác, phải tôn trọng lãnh địa của ngời nhng cũng phải làm sao cho lãnh địa của mình không bị xúc phạm.
Lịch sự là hiện tợng có tính phổ quát với mọi xã hội trong mọi lĩnh vực tơng tác. Không lịch sự thì cuộc sống dờng nh không chịu đựng nổi. Tuy nhiên, tuỳ vào đặc thù từng nền văn hoá của từng cộng đồng, dân tộc mà lịch sự đợc quan niệm khác nhau.