Phong cách kiến trúc và hệ thống thờ tự 1 Kiến Trúc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 34 - 35)

2.1.2.1. Kiến Trúc

Đền được xây dựng trên một khu đất rộng rãi, mặt tiền hướng về phía nam. Xưa kia ba bề bốn bên đều rộng rãi nhưng do dân số phát triển mạnh, nhất là quá trình đô thị hóa, trên khu đất của đền dần dần bị lấn chiếm nhiều. Toàn bộ cảnh đền trước đây gồm cổng nghinh môn, hai bên sân điện là nhà tả vu và hữu vu, qua bức bình phong là sân điện, tiếp đến là điện thờ gồm hai lớp được cấu tạo theo hình chữ Nhị.

Hiện nay ở đền, hai dãy nhà tả vu và hữu vu đã bị phá bỏ hoàn toàn. Bên tả vu được thay thế bằng một ngôi nhà thông thường gồm bảy gian và bên hữu vu là một phần đất để trồng cây cảnh, được ngăn cách bằng một bức tường bao quanh. Như vậy, hiện tại đền chỉ còn hai công trình chính là cổng nghinh môn và phần điện thờ gồm hai nếp.

Cổng nghinh môn: là một ngôi nhà ba gian, hai chái, phía trên nóc lợp bằng loại ngói mũi thông thường. Bờ dãi và bờ nóc đã được tu sửa lại.

Phía bên trong: Gồm có bốn hàng chân cột chiều ngang, mỗi hàng có ba chiếc. Ba hàng chân cột dọc, mỗi hàng bốn chiếc. Toàn bộ khung nhà có mười hai cột bằng gỗ lim chống đỡ toàn bộ hệ thống phía trên của ngôi nhà. Cột nhà có chân tảng đá. Toàn bộ rui mè đều làm bằng gỗ lim. Nền được lát bằng nhiều loại gạch có hình dáng kích thước khác nhau:

- Loại vuông 40cm x 25cm.

- Hai loại hình chữ nhật, mỗi loại có kích thước 45cm x 25cm, loại khác có kích thước 20cm x 15cm.

Nhìn tổng thể kiến trúc bên trong nghinh môn, kết cấu bộ khung gỗ theo lối “giá chiêng, chồng giường, kẻ bẩy…” được lắp ghép theo ba chiều không gian thông qua hệ thống: cột, xà, kẻ bẩy… có độ chính xác cao. Đề tài

trang trí hoa văn là những bức chạm trổ, phù điêu trên các đầu đao, kẻ bẩy là hình vân mây và hoa lá cách điệu.

Qua cửa nghinh môn là bắc bình phong mới được xây lại và một sân rộng trước tòa điện to và bề thế.

Công trình kiến trúc chính của đền thờ gồm hai tòa nhà được bố trí liền nhau theo lối trùng thềm, chữ Nhị. Ngôi nhà trước thường gọi là “tiền điện” gồm có bảy gian, ngôi nhà chính điện (hậu điện) cũng gồm có bảy gian.

Ở phía trong tiền điện gồm có năm cửa ra vào được làm theo kiểu bức bàn đã được sửa chữa một số cánh. Kết cấu bộ khung gỗ gồm tám vì kèo, được cấu tạo theo kiểu chữ Đinh “trụ đinh xà kép”. Mỗi vì kèo có hai hàng cột cái và hai hàng cột quân, được cấu tạo thành một bộ khung hình hộp. Riêng về mái hiên trước đã được gia cố thêm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w