Phong cách kiến trúc và một số hiện vật tiêu biểu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 76 - 79)

2.5.2.1. Phong cách kiến trúc

Xét về hệ thống kiến trúc của chùa Đại Bi, hiện nay do thời gian mài mòn cũng như chiến tranh tàn phá, căn bản nền tảng của nếp chùa cũ hiện nay không còn lại nhiều, chủ yếu chúng ta biết được qua những dấu tích và sử sách để lại. Trên cơ sở đó chúng ta cũng biết được chùa Đại Bi trước đây là một ngôi chùa lớn và có nhiều đặc điểm kiến trúc độc đáo và đặc biệt là hệ thống tượng mà hiện nay trong chùa còn lưu giữ lại.

Trong cuốn: Những đền chùa và những nơi lịch sử trong tỉnh Thanh

Mật Sơn, Lê Thần Tông (trị vì lần thứ nhất (1619 - 1643) và lần sau (1649 - 1662) đã cho dựng lên một ngôi chùa thờ mình. Trong chùa có 4 gian. Gian thứ nhất là gian thờ Tam Tôn, tượng trưng cho ba vị Phật: Quá khứ, hiện tại và tương lai, hay còn là ba hình thế của mỗi vị Phật. Trong gian thứ hai thờ Quan Thế Âm, một vị Tiên được mọi người biết đến và được gọi là đức Mẹ từ bi, hoạc Mụ bà Trung Quốc (có mặt lúc con người sinh ra). Ở gian thứ ba, phía bên phải dành thờ Thiên Thủ (tức là Phật nghìn tay nghìn mắt) và bên trái là tượng của Thần Tông. Trước mặt dưới nền thấp hơn, hai bên tả hữu có hai dãy giống nhau 6 pho tượng của 6 hoàng hậu mặc quốc phục, 6 hoàng hậu đó thuộc sáu dân tộc khác nhau: Việt Nam. Trung Quốc, Ba Thục, Xiêm La, Mường và một người Hà Lan” [21, tr. 50].

Còn theo lời kể của các vị cao niên và căn cứ vào nền móng của chùa còn lại, trước đây chùa Đại Bi nguy nga bề thế. Dọc vào điện thờ chùa Đại Bi là hai dải Tả Vu và Hữu Vu. Trước kia, trong chùa có hàng trăm pho tượng Phật, La Hán là những tác phẩm nghệ thuật quý, điêu khắc vào thế kỷ XVII. Chùa xây dựng theo bố cục hình chữ Đinh (丁). Bái đường gồm có 5 gian, chính điện gồm có 3 gian. Sân chùa bài trí rất nhiều các hiện vật bằng đá như: Voi, ngựa, nghê, bia đá, khánh đá. Cổng Tam quan được xây theo kiểu chồng diêm ba tầng mái cong, phía trên cùng treo một quả chông đồng năng hai tạ.

2.5.2.2. Hiện vật tiêu biểu

Xét về tổng thể, hiện nay với những dấu tích còn để lại thì chùa Đại Bi bên cạnh những giá trị về mặt kiến trúc còn có giá trị rất lớn về mặt lịch sử, thờ vua Lê Thần Tông và các bà hậu. Tiếc thay, do thời gian chùa đã bị phá hủy nhiều. Đến năm 1965, xí nghiệp gỗ đường sắt Thanh Hóa dựng trên toàn bộ đất của chùa với diện tích là 54,572 m² (theo bản đồ hành chính phường Đông Vệ). trong sự rủi ro đó, vẫn còn có sự may mắn, chùa mất nhưng nền đất còn. Tượng Phật bị phá hủy (kể cả tượng Phật nghìn tay nghìn mắt),

nhưng tượng vua Lê Thần Tông và 6 bà hoàng hậu vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Bên cạnh đó giếng Tiên - Một công trình nghệ thuật điêu khắc bằng đá, vẫn được nhân dân địa phương bảo quản.

Về tượng vua Lê Thần tông: tượng được tạc bằng gỗ theo tỉ lệ 1/1. Khuôn mặt trái xoan, đôn hậu nhưng cương nghị, da mặt ngăm ngăm đen. Y phục theo nghi lễ thiết triều (không có đai vàng). Tượng vua Lê Thần Tông ngồi trong tư thế tọa thiền, hai tay nắm vòng trước bụng được che khuất bởi ống tay áo rộng. Tượng ngồi trên bệ sen với ba lớp cánh hoa sen, bệ sen được tạo dáng như ngai vàng của Hoàng Đế.

Pho tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc: Khi viết về pho tượng này, sách Lược sử mỹ thuật Việt Nam viết: “Đây là pho tượng nổi tiếng về tạo hình, chạm khắc đẹp mà mang yếu tố chân dung rõ nét…Thể hiện tính hiền hòa, thông tuệ, nội tâm nhân hậu” [23, 69]. Với pho tượng thể hiện chân dung, thần thái được chạm khắc vào thế kỷ XVII như pho tượng Hoàng hậu trịnh Thị Ngọc Trúc thì đây là kiệt tác nghệ thuật.

Với tượng của các bà hậu còn lại, hầu hết đều không đặt trên các tòa sen. Đầu đội mũ vương miện của Hoàng hậu, tư thế tọa thiền, y phục mỗi người mỗi vẻ, mang bản sắc dân tộc. Điều dễ nhận thấy là ý phục của các Hoàng hậu và hoàng phi hoàn toàn khác với y phục của giới Phật pháp. Chính vì vậy, việc đoán nhận Hoàng hậu hay Hoàng phi là người nước nào cũng không quá khó khăn.

Giếng Tiên: đây là công trình kiến trúc nghệ thuật điêu khắc từ thế kỷ

XVII, việc xây dựng công trình này là lý do duy nhất để dân làng Nhuệ thôn (làng Nhồi) “kế chạ” với dân làng Việt. Mối quan hệ đó vẫn duy trì bêng chặt đến ngày nay.

Đường kính giếng rộng 1,55m, thành giếng dày 0,15m, sâu 3,70m. Thành giếng được xếp bằng các phiến đá gè đẽo công phu theo độ cong của

giếng. Với đường kính rộng 1,55m phải làm tới 12 phiến đá mới khép kín (mỗi phiến đá dày 0,30m rộng trung bình 0,40m). Đáy giếng được lát một lớp đá phiến, mỗi tảng đá đều chạm nổi hình tôm, cua, cá. Nước giếng trong nhìn thấy tận đáy. Có thể nói, đáy giếng Tiên như một thủy cung của các loài vật tôm, cua, cá.

Sân giếng được lát một phiến đá hình cánh sen, kích thước trung bình là 40 – 60cm, phía trong của cánh sen được chạm nổi ba đường gờ tựa như vòng đai bao quanh thành giếng (đường gờ ngoài cùng rộng 3cm, ở giữa 8cm và lớp trong cùng là 0,15cm). Các phiến đá lát sân giếng cũng được chạm khắc hình các con tôm, cua, rùa, cá... và được bài trí xen nhau, cụ thể là:

- Phiến đá 1: Chạm nổi cá hóa rồng (thân tôm – đầu rồng). - Phiến đá 2: Không chạm khắc gì.

- Phiến đá 3: Chạm nổi hình con cua. - Phiến đá 4: Không chạm khắc gì. - phiến đá 5: Chạm nổi hình cá chép. - Phiến đá 6: Không chạm khắc gì. - Phiến đá 7: Chạm nổi hình con rùa. - Phiến đá 8: Không chạm khắc gì. - Phiến đá 9: Chạm nổi hình con tôm.

Tất cả đều làm bằng đá Nhồi. Giếng Tiên là một công trình văn hóa giao thoa kiến trúc dân gian và bác học, một xu hướng văn hóa của triều đại Lê Trung Hưng (1533 – 1789).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 76 - 79)