Hiện trạng của các di tích.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 101 - 102)

- Nhớ về Đền nhà Lê là nhân dân nhớ về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

3.3.1. Hiện trạng của các di tích.

Cũng như đa số đền, chùa trên cả nước, hệ thống đền, chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay cũng đang đứng trước thực trạng khó khăn, đa số các di tích này đều có lịch sử tồn tại từ lâu đời, có những di tích tồn tại từ hàng mấy trăm năm, chính vì vậy đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa gió thất thường. Bên cạnh đó do đất nước ta trong thời gian dài phải trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt, đền, chùa cũng như các công trình khác đều không thể tránh khỏi sự tàn phá của bom đạn, có những ngôi chùa như chùa Tăng Phúc bị ném bom gần như không còn dấu tích gì, các ao sen to đẹp trước chùa sau này giành chỗ cho các hố bom.

Chùa Mật Đa cũng bị bom đạn làm cho tan hoang, hệ thống tượng Phật bằng đất nung có từ lâu đời bị vỡ nát, những hiện vật như các bức đại tự hay cấu đối bị xuống cấp trầm trọng, các bia đá thì bị đập vỡ và hiện nay chỉ còn lại dấu tích là các chân móng, một số còn lại cũng bị hư hại nặng.

Đền nhà Lê thì đa số các hạng mục bị tàn phá, thậm trí hệ thống bài vị quý giá có từ triều Nguyễn hiện nay cũng chỉ còn 4 cái, các dãy nhà tả vu và hữu vu cũng bị phá sạch. Hệ thống bài vị của các vua Lê được làm mới nhưng việc sắp xếp hợp lý theo đúng cơ sở dữ liệu lịch sử thì còn nhiều tranh cãi và chưa có được sự thống nhất. Diện tích đất của khu đền hiện nay còn bị nhân dân xung quanh khu vực chiếm dụng khá nhiều làm mất đi cảnh quan tự nhiên của khu đền.

Đền thờ Lê Thành là di tích có lịch sử lâu đời, hiện nay trong đền có nhiều các hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng, do đền nằm giữa khu dân cư

và bị bao bọc bốn xung quanh nên đường vào đền rất nhỏ hẹp và khó khăn. Hiện nay vấn đề tranh cãi trong việc có hay không có hệ thống tượng thờ trong đền cũng đang gây ra tranh cãi. Việc tổ chức lễ hội thường niên diễn ra không theo chu kỳ đều đặn đang ngày làm mai một dần những giá trị truyền thống nhân dân xây dựng từ bao đời nay.

Trong thời gian cải cách ruộng đất chống phong kiến người ta cũng đập phá không ít các đền, chùa, có khi các di tích đó còn được sử dụng vào các mục đích khác như chùa Đại Bi một thời gian dài trở thành xưởng sản xuất gỗ của xí nghiệp tàu hỏa Thanh Hóa. Chính những yếu tố đó đã làm mất đi cảnh quan của các di tích đền, chùa. Trải qua thời gian, mặc dù người dân và chính quyền trong quá trình sau này có nhận thức được tầm quan trọng và giá trị lịch sử của các công trình đó nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, việc quan tâm đến đời sống vật chất là yêu cầu cấp thiết hàng đầu nên sự quan tâm đến đền, chùa vẫn chưa đúng mức.

Qua quá trình khảo sát thì không chỉ các đền, chùa nêu trên mà hầu như các di tích hiện nay đều rơi vào thực trạng như vậy. Vơi tầm vóc và quy mô của các đền, chùa thì việc nhanh chóng giải quyết những bất cập và tồn tại không đáng có ở các di tích đền – chùa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa là vấn đề hết sức cần thiết để kịp thời bảo vệ các hệ thống di tích đó.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 101 - 102)