Hệ thống thờ tự

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 35 - 37)

- Cách bài trí bên trong nội thất tiền điện: Ở gian giữa có một bức đại tự bằng gỗ sơn son thiếp vàng đề chữ Hán “ Nam Quốc Sơn Hà Tự Thử”, bên cạnh có một hàng chữ nhỏ ghi năm dựng đền (1805), vào phía trong là một bàn thờ mà ta vẫn quen gọi là bàn thờ “hội đồng” được xây dựng hình hộp lát đá xanh.

Cạnh gian giữa bên trái là bệ thờ Tam Mẫu Phật, bên phải là bệ thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Các bệ thờ này cùng được xây theo kiểu hình hộp. Ngoài những pho tượng, còn có những đồ tế khí, nhưng các hiện vật này đã được thay thế bằng đồ phục chế.

- Ngôi nhà chính điện: Trước khi tu bổ xong vào năm 2001, hiện trạng được thể hiện ở những mặt sau: Bộ mái được lợp bằng ngói mũi hài và một số ít loại ngói mới. Bờ nóc của chính điện trang trí công phu với biểu tượng “

lưỡng long chầu nhật nguyệt” chạy gần hết nóc mái. Các bờ dải tỏa ra bốn

Ở bên trong, bộ khung gỗ được kiến trúc theo lối “chồng giường kẻ

bẩy” với một hệ thống cột: 8 cột hàng ngang và 4 cột hàng dọc, tổng số 32

cột, 4 hàng xà ngang, 8 câu đầu, 16 kẻ bẩy trước và sau. Dưới cột những chân tảng đá. Trên thân của những cây cột được sơn đỏ và trang trí hình rồng trong vân mây.

Đề tài trang trí trong bộ khung gỗ của hậu điện được chạm khắc công phu đường mây bay vì hoa lá. Qua khảo sát được biết trên mỗi gian còn dấu tích của những bức cửa võng và vách ngăn cánh dơi giữa các gian với nhau.

- Trang trí nội thất của chính điện: ở gian giữa là nơi đặt ngai thờ và bài vị của nhà Vua Lê Lợi. Ngai được đặt trên bệ gỗ ba tầng, bên trên có bửu tán. Ngai và tán đều được thếp vàng. Phía ngoài là tượng Lê Lợi mới ngồi trong khám thờ.

Phía bên phải là bài vị thời của Gia Tông Hoàng Đế, tiếp đó là Mẫu Hậu Hoàng Đế (Huy Gia Hoàng Thái Hậu), phía bên trái là bài vị của Lê Thần Tông, Hy Tông và Túc Tông Hoàng Đế.

Bên trái là tượng thờ Lê Lai và bên phải là tượng thờ Nguyễn Trãi. Một chuông đồng nặng 100kg, với kiến trúc đẹp mắt, quai chuông hình rồng (đúc năm 1991).

Ngoài những đồ thờ, bài vị chính trong điện thờ, rải rác xung quanh đền còn có những hiện vật có giá trị khác như: bốn bệ thờ bằng đá chân quỳ có kích thước 60 x 40cm, hai bệ thờ bằng đá khác có chân quỳ kích thước 70cm x 30cm. ba cột cờ bằng đá hình trụ (lục giác), hai tấm bia công đức dựng ở hai đầu sân điện ngoài hiên tiền điện còn có những con giống dọc theo các cột hiên: gồm 5 con nghê, hai con nghê to bằng gỗ có chiều cao 1,2m, hai con nghê khác có chiều cao 60cm, sơn đỏ và một con nghê khác bằng đá. Toàn bộ những con giống này đều được chạm trỗ đẹp mắt và tinh xảo.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 35 - 37)