Nguồn gốc hình thành và nhân vật thờ Tự

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 72 - 76)

2.5.1.1. Nguồn gốc hình thành

Chùa Đại Bi tọa lạc phía Nam thành phố Thanh Hóa thuộc phường Đông Vệ, chùa nằm ngay dưới chân núi Kỳ Lân (một trong quần thể “Tứ Linh”: Long – Ly – Quy – Phụng, vòng cung các nui bao quanh thành phố

Thanh Hóa). Chùa năm ở vị trí trước đây là làng Mật, cho nên người dân địa phương thường gọi núi Kỳ Lân là núi Mật và chùa Đại Bi là chùa Mật.

Chùa Mật phía sau có núi, phía trước có kênh Vi, xa xa là kênh Bố Vệ, là nơi sơn thủy hữu tình. Thời nhà Trân đây là cửa biển. Nơi đây cũng là nơi bố trí quân phong vệ của Trần Thượng vị Trương Hiến hầu Trần Kiện chặn

đường quân do Toa Đô từ phía Nam ra hợp quân với Ô Mã Nhi ở sông Bạch Đằng. Xưa kênh Bố Vệ có cầu lướn bằng gỗ có lợp mái ngói, hàng quán bán trên cầu cho nên gọi là cầu “Bố”. Nơi đây cũng được coi là nơi phát tích của dòng họ Lê, quê hương của Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ngọc Anh, thân mẫu của vua Lê hiến Tông (1567 – 1599), Thần nữ Lê Thị Ngọc Đường là trưởng thượng công chúa của Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ngọc Anh. Hương Bố Vệ còn là nơi tá túc của Lê Duy Bang sau này được Thái vương Trịnh Kiểm tôn phò lập làm vua Lê Anh Tông Tuấn Hoàng Đế. Nơi đây đặt lăng mộ đế vương, đó là lăng mộ của Lê Anh Tông, Lê Kính Tông, Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ngọc Anh, thần nữ Lê thị Ngọc Đường. Thời Nguyễn lập nghĩa địa Đồng Châu để chôn cất Hoàng tộc từ Huế ra làm quan ở Thanh Hóa.

Vào năm Quang Hưng thứ 21 (1598), vua Lê Thế Tông (1573 – 1660) du ngoạn quan cảnh non nước núi Mật Sơn và đã đề thơ trên vách hang động núi Mật. Do năm tháng mưa gió khắc nghiệt và thiên tai nên tấm bia của vua Lê Thế Tông đã không còn rõ chữ. Song LeBreton (người Pháp) cũng đã ghi lại để làm minh chứng: “Trong một hang động có một tấm bia, chữ ghi đã mờ, dựng lên từ thời Quang Hưng năm thứ 21” [21, tr, 54].

Theo sách “Từ điển di tích văn hóa Việt Nam” ghi: “Chùa dựng năm Tân Hợi, niên hiệu Cảnh Trị thứ 9 (1671) xây toàn bằng đá, có gác chuông hai tầng, treo quả chuông đúc năm 1679. Gác chuông này nguyên xưa ở phía sau chùa, năm thiệu Trị thứ 3 (1843) gác chuông bị bão đỗ. Khi dựng lại, được dựng ra trước chùa. Trong chùa có tượng A Di Đà cao gần 3m, tượng Hộ Pháp cao 2,3m, bên tả có tượng vua Lê Thần Tông, tượng Đoan Từ Thuần Mỹ Hoàng Thái Hậu, tượng Y Đức Phong Mỹ Hoàng Thái Hậu và bốn phi tần” [15, tr. 56].

Nhìn chung, hiện nay nếu căn cứ vào hiện vật để xác định chính xác thời điểm xây dựng chùa thì đa số đều bị hủy hoại trong chiến tranh, bị vùi lấp và đổ nát bởi thời gian và thiên tai khắc nghiệt. Nhưng dựa trên các yếu tố khảo cứu được thì chúng ta có thể xác định được chùa Đại Bi được xây dựng vào cuối thời vua Lê Huyền Tông (1663 – 1671) theo thác mệnh di lời của vua cha (Lê Thần Tông).

2.5.1.2. Nhân vật thờ tự

Chùa Đại Bi, ngoài phong cách kiến trúc độc đáo, quá trình hình thành lâu dài, nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt bên cạnh ngọn núi Kỳ Lân sừng sững. Ngôi chùa này còn nổi tiếng bởi nó gắn liền với một vị vua nổi tiếng, người có thời gian trị vì thuộc loại lâu nhất trong lịch sử phong kiến dân tộc (38 năm) và có hai lần làm vua đó chính là vua Lê Thần Tông, người có công lớn trong việc xây dựng chùa Đại Bi.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí (được biên soạn từ thời Tự Đức thứ 18) khi nói về các chùa ở Thanh Hóa có ghi về chùa Đại Bi: “Chùa Đại Bi có một tên nữa là chùa Mật Sơn ở núi Ngọc Nữ, thôn Mật Sơn, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn trông ra kênh Vị. Vua Lê Thần Tông lên núi chơi sai dựng chùa ở cạnh núi, tạc chân dung vua, nay dân sở tại thờ” [14, tr. 35]

Tháng 5 năm 1619, sau khi vua Kính Tông băng hà, Bình An vương lập cháu là Duy Kỳ lên ngôi vua (khi mới 12 tuổi). Tháng 6 cùng năm đổi niên hiệu thành Vĩnh Tộ năm thứ nhất. “Ông có tướng mạo đế vương: Sống mũi cao, mặt rồng, thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc, giỏi văn chương có thể nói là văn võ kiêm toàn, ông cũng từng có ý định đoạt lại quyền hành cho họ Lê nhưng Trịnh Tùng là ông ngoại của ông, Trịnh Tráng vừa là cậu, lại vừa là bố vợ ông, bởi mối quan hệ đặc biệt đó mà ông không muốn đoạt lại quyền bính nữa. Tháng 7 năm Quý Hợi (1623), nhân dịp Bình An vương Trịnh Tùng qua đời, Trịnh Xuân, lại thêm một lần nữa đem quân nổi lên để

tranh ngôi chúa, vương thế tử Trịnh Tráng cùng vua kéo quân ra Thanh Hóa để dẹp loạn” [22, tr. 70].

Tháng 10 năm Quý Mùi (1643), vua nhường ngôi cho con là Lê Duy Hiệu sau khi ở ngôi được 25 năm. Về phần mình ông lên làm Thái thượng hoàng, còn Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc làm Hoàng thái hậu. Tháng 8 năm 1649, Duy Hiệu mất sớm, Thần Tông trở lại ngôi đến tháng 9 năm 1662 thì qua đời, hưởng thọ 56 tuổi, trị vì 37 năm. Cũng trong năm 1662, nhà Minh

cử người sang phong Thượng hoàng Thần Tông làm An Nam quốc vương. Ông là vị vua có 4 vị hoàng tử thay nhau trị vì đất nước: Lê Chân Tông (1643 - 1649), Lê Huyền Tông (1663 - 1671), Lê Gia Tông (1672 - 1675), Lê Hy Tông (1679 - 1705). Như vậy, 5 cha con vua Lê Thần Tông giữ yên đất nước kéo dài 84 năm. Thời vua Lê Thần Tông lên ngôi, đất nước thanh bình, nhân dân no ấm, dân gian có câu:

“Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi

Cơm nguội đầy nồi, trẻ chẳng thèm ăn”

Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Quận chúa 22 của Nghị vương Trịnh Tráng), năm 1644 nhập cung vua Lê Thần tông, năm 1654 được lập làm Hoàng hậu, năm 1663 sinh Lê Duy Du, hình dáng kỳ vỹ nuôi trong phủ Chúa, lên ngôi Hoàng đế năm 1675 lấy hiệu là Lê Hy Tông. Năm 1644, Hoàng hậu lấy hiệu Phật là Pháp Tính và cho xây chùa Tháp Bút (tỉnh Bắc Ninh), đến năm 1647 hoàn thành, ngôi chùa là một trong những công trình nghệ thuật độc đáo, một trong số những ngôi chùa tiêu biểu nhất Việt nam. Bà đã biên soạn bộ từ điển Hán Việt Chỉ Nam ngọc âm giả nghĩa. Nhiều học giả cho đó là bộ từ điển song ngữ cổ nhất Việt Nam có tính chất một bách khoa toàn thư. Bà được coi là nhà văn học, ngôn ngữ học, nghiên cứu Phật học khá sâu rộng. Giáo sư Alexandre de Rhods (1591 - 1660) tới Thăng Long đã viết về Hoàng phi Trịnh Thị Ngọc Trúc: “Bà thông chữ Hán, giỏ về thơ. Chúng tôi gọi bà là

Caterina vì bà giống thánh nữ về nhiệt tâm cũng như về đạo hạnh, về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ”. Báo Phụ nữ Thủ đô viết: “Hoàng hậu trịnh Thị Ngọc Trúc xứng đáng là danh nhân văn hóa vẻ vang truyền thống của phụ nữ tri thức Việt Nam”.

Ngoài ra trong chùa còn thờ 5 bà hậu, mỗi người mỗi vẻ đại diện cho các dân tộc khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn mang dáng dấp Phật pháp, làm tăng vẻ uy nghiêm bên cạnh vua Lê thần Tông.

Chùa Đại Bi, ngoài việc là nơi sinh hoạt Phật giáo, nơi các Phật tử tụng kinh niệm Phật còn là nơi thờ tự Lê Thần Tông và các bà hậu, hiện nay trong chùa con lưu giữ nguyên vẹn bộ tượng Lê Thần Tông và các bà hậu. Có thể nói, trong hai lần làm vua trong cuộc đời của mình, Lê Thần Tông được đánh giá là bậc vua giỏi, tuy nhiên ông bị chê là bị mê hoạc Phật giáo. Nhưng xét cho cùng Lê Thần tông đã có những đóng góp lớn đối với Phật giáo thời kỳ này, bởi đây là giai đoạn mà Nho giáo đang phát triển và Phật giáo ngày càng mất đi vị thế của mình trước đó, vì vậy những đóng góp của Lê Thần tông là rất đáng ghi nhận và điển hình đó là chùa Đại Bi là một dấu ấn lớn của Lê Thần Tông để lại cho hậu thế ngày nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 72 - 76)