Chùa không chỉ là nơi để các nhà sư tu hành, các Phật tử hành lễ tụng kinh mà trên khắp đất nước chùa còn là nơi sinh hoạt tôn giáo của mọi tầng lớp nhân dân từ đời này qua đời khác. Đồng thời chùa còn là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội thu hút đông đảo khách thập phương ở khắp nơi tham dự. Chùa Việt Nam còn la nơi lưu giữ các di tích, di vật có giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa dân tộc.
Trong dân gian vẫn khẩu truyền rằng “lên chùa lễ Phật cầu an”. Ở đâu cũng vậy, linh hồn của mỗi ngôi chùa chính là hệ thống tượng Phật. Mặc dù quy định về việc thờ tự trong từng giáo phái đều có những chuẩn mực chung, quy định chung nhưng mỗi ngôi chùa lại toát lên mỗi vẻ riêng biệt, tạo nên sự đa dạng về văn hóa dân tộc. Tượng trong chùa Tăng Phúc chủ yếu được bài trí ở chùa chính, nhà thờ Tổ và nhà thờ Mẫu.
* Các pho tượng ở chùa chính - Đại Hùng Bảo Điện: Cách bài trí ở chùa Tăng Phúc hết sức trang nhã càng làm tăng thêm vẻ tôn kính của đức Phật và các chư vị Thánh tăng. Chính điện được bố trí làm 6 bệ:
Bệ thứ nhất (tính từ trên xuống): Gồm có ba pho Tam Thế, được đặt ở
vị trí cao nhất của thượng điện. Tượng được tạc bằng gỗ mít, các pho tượng được đặt ngang hàng. Đó là Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân, dân gian thường gọi là ba pho Tam Thế.
Bệ thứ hai: gồm tượng A Di Đà ở giữa, hai bên là Đức Thế Chí Và Đức
Quan Âm. Tượng Phật A Di Đà ở chùa Tăng Phúc được tạc bẵng gỗ mít, lớn hơn so với các pho tượng khác, trong tư thế ngồi thiền. Đầu để lộ đỉnh, tóc xoáy ốc, không đội mũ. Khuân mặt hiền từ, mắt nhìn suy tư, sống mũi cao thẳng, miệng hơi mỉm cười, tai to. Tượng mặc áo cà sa với những nếp gấp hình làn sóng đều, cân đối, ngồi trên tòa sen ở tư thế tọa thiền, xếp bằng hai chân, hai bàn tay đăth giữa lòng đùi, bàn tay trái đặt lên giữa lòng bàn tay phải, hai đầu ngón cai giao nhau ở thế “định ấn”. Tượng được sơn son, thiếp vàng rất lộng lẫy.
Bệ thứ ba: Ở giữa là tượng Ngài Di Lặc, hai bên là Thánh Tăng và Đức
Thổ Địa. Trong đó tượng Đức Thổ Địa được thiết kế độc đáo, bên cạnh tượng Di Lặc, tượng làm bằng gỗ mít, ngồi trên bệ gỗ, hai chân vuông góc. Đầu đội mũ quan không co cánh chuồn. Tượng mặc áo thụng, tay phải cầm vạt áo, gối phải có hình đầu rồng, tay trái úp lên trên gối chân trái, bàn tay năm ngón ruỗi thẳng. Chân đi hài mũi cong và có cân đai vòng bụng.
Bệ thứ tư: Đặt tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay. Bệ thứ năm: Tòa cửu Long.
Bệ thứ sáu: Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn.
Hai bên tiền được bài trí tượng Đức Chúa Ông bên phải và bên trái là Đức Thánh Hiền cung mười pho tượng vua Diêm Vương hai bên chính điện.
Tượng Đức Chúa Ông, còn gọi là Đức Ông, thờ ở gian bên trái tiền đường, được tạc theo dáng hình quan võ, áo đỏ sẫm, phía trước áo có thêu hình rồng phượng, đầu đội mũ cánh chuồn vểnh ngược, mặt đỏ, râu dài, vẻ mặt nghiêm nghị. Tượng được tạc bằng gỗ mít, ngồi trên bệ gỗ.
Tượng Đức Thánh Hiền, còn gọi là Đức Thánh tăng, tượng được đặt ở gian bên phải nhà tiền đường. Đầu đội mũ có bảy cánh sen, mỗi cánh có một hình đức Phật hay còn gọi là mũ “thất Phật”. Tay trái cầm chén, tay phải bắt
ấn. Tượng được tạc bằng gỗ mít ngồi trên bệ gỗ, áo có nhiều nếp gấp, vạt áo được vén từ trái qua phải. Tai to, mặt hiền từ, cổ cao ba ngấn.
Cùng với hệ thống tượng thờ là các bức hoành phi câu đối được bài trí trang nghiêm, lộng lẫy khắp gian tiền đường và ba gian hậu cung của tòa Đại Hùng Bảo Điện.
* Các pho tượng ở nhà thờ Tổ: Trên cùng của tòa chính điện là nhà Tổ là bức hoành phi về tích Tổ Sư Đạt Ma hành đạo tại Trung Quốc. Ở giữa là tượng Tổ Tây – Tổ Sư Đạt Ma, tượng làm bằng gỗ mít, cao 90cm, bên cạnh là hai pho Thị giả cũng được tạc bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Bên dưới là tượng thờ Tổ ta, Tổ khai sáng chùa.
* Các pho tượng nhà thờ Mẫu: Chính điện nhà thờ Mẫu có sáu bệ thờ.
Bệ thứ nhất: Tam tòa Thánh Mẫu.
Bệ thứ hai: thờ vua cha Ngọc Hoàng, hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu. Bệ thứ ba: Thờ Ngũ vị Tôn Ông.
Bệ thứ tư: Thờ Ông Hoàng, các Cô các Cậu.
Bệ thứ năm: Điện Mẫu, có tượng Thiên Thiên Thánh Mẫu, cao 1,1m. Bệ thứ sáu: Thờ Quan ngũ Hổ.
Hai bên tiền đường thờ quan giám sát (bên phải) và quan Trần Triều (bên trái.
Nhìn chung chùa Tăng Phúc hiện nay được cải tạo và xây dựng lại gần như hoàn toàn, tuy vậy chùa hiện nay vẫn giữ được phong cách kiến trúc cũ, kết hợp giữa hình thái hài hòa trên những nền vật liệu mới, tạo cho chùa nét đẹp cổ kính mà vững trãi, qua bao năm tháng vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.