Nguồn gốc lịch sử chùa Hương Quang và vùng đất Cẩm Bào Nộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 53 - 57)

Chùa Hương Quang, tên chữ là “Hương Quang Tự”. Nhân dân địa phương thì thường hay gọi là chùa “Chanh”, nhưng thực chất thì trước đây gọi là chùa “Tranh”, sở dĩ gọi là chùa Tranh vì chùa xây dựng gần “Vực

Tranh”, đây là chỗ tiếp giáp của nhánh sông Đào với sông Bến Ngự. Ở đây

đến nay vẫn còn chiếc cầu bắc qua nhánh sông Đào thuộc khu vực ngã ba sông này nên cũng có tên gọi là cầu Tranh (cách chùa khoảng 50m về phía Tây Nam). Trong văn bia chùa Hương Quang dựng ngày 25 tháng 3 năm Thành Thái thứ ba (1891) có lời minh nói đến tên “Vực Tranh” ghi rằng:

“Sửa chùa Hương Quang

Công đức muôn vàn Đất thiêng tích thiện Nước mừng danh vang

Ngàn thu rực rỡ Vực Tranh Lưu truyền”

Xét về mặt địa lý thì chùa Hương Quang xưa thuộc khu vực thôn Cẩm Bào Nội, xã Bố Vệ , tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Sau cách mạng tháng Tám 1945 thuộc xã Đông Hương, huyện Đông Sơn và ngày nay là phố Nguyễn Chích, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, đây là vùng đất được biết đến không chỉ với bề dày về lịch sử mà còn bởi vẻ đẹp cổ kính mang những nét truyền thống trước quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa đang diễn ra ngày càng nhanh.

Dòng sông Đào và sông Cốc uốn lượn như những dải lụa đi len lỏi giữa các làng Cẩm Bào Nội, Cẩm Bào Ngoại, Cốc Thượng và Cốc Hạ đang mất dần vẻ đẹp tự nhiên vốn có trước đây. Theo các nguồn sử cũ thì trước thế kỷ XIX, dòng Cốc giang còn đầy ắp nước, phía tả ngạn của các dòng sông này là

các làng Cốc Thượng và Cốc Hạ còn lầy lội và rậm rạp, còn khu vực trung tâm của đất Cẩm Bào Nội ( khu vực chùa Hương Quang ngày nay) nằm ở khu vực ngã ba sông có vị trí quan trọng và có nhiều thuyền bè qua lại tấp nập. Bài minh trên chuông chùa Hương Quang đề năm Tự Đức thứ mười (1857) đã cho rằng “Chùa Hương quang là di tích cổ ở trời Nam, cảnh đẹp ở nơi đất

Việt. Chốn thờ phụng linh thiêng nổi tiếng một vùng. Thật là nơi hợp với lòng trăm họ. Nơi rồng tranh biển lớn, cá kình chầu chực bốn phương”

“Từ thờ Lý – Trần, thôn Cẩm Bào Nội nằm ở khu vực ngã ba sông, nơi hợp lưu giữa sông Cầu Sâng và sông Cốc, đây là hai dòng sông có vai trò quan trọng về mặt quân sự và kinh tế. Sông Cầu Sâng trấn giữ cửa ngỏ phía Bắc đi qua đất làng Hạc, ngã ba Đình Hương, đi vào vùng đất Kẻ Giàng cổ nối với sông Mã. Sông Cốc chắn giữ ở phía Đông – Nam, một nhánh chảy về phía Đông nối vào sông Mã ở xã Đông Hương, một nhánh chảy về phía Nam gặp sông Nhà Lê ở đất Bào Ngoại, rồi tiếp nối với sông Nhà Lê chảy từ làng Bố Vệ, cảnh sắc đó đã tạo nên thế “trên bến dưới thuyền”. Từ thời Lý – Trần vùng đất này đã gắn liền với sự tích các vua nhà Lý trong những lần tuần du trên sông đã ngự thuyền rồng trên đất Cẩm Bào xưa, nên được dân gian gọi là dùng Ngự Giang” [4, tr 99]. Địa danh Bến Ngự hẳn cũng bắt nguồn từ sự tích của dòng sông và lịch sử đó.

Cái tên “Cẩm Bào Nội” với tư cách là một xã thấy xuất hiện trong các dòng sử cũ từ đầu thế kỷ XIX, khi tỉnh lị Thanh Hóa rời từ đất làng Giàng về làng Hạc, tên Cẩm Bào Nội vẫn còn được nhắc đến gồm các làng Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc). Đức Thọ vạn, Các Hạ, Cẩm Bào Nội, Phú Cốc (thuộc tổng Bố Dức, huyện Đông Sơn). Về mặt hành chính, từ năm 1802, Cẩm Bào Nội đã là một dơn vị hành chính độc lập.

Đến năm 1918, thị xã Thanh Hóa được thành lập 10 phường: Tả Môn, Bắc Môn, Nam Môn, Đông Lạc, Thành Thị, Nam Lý, Phú Cốc, Vân Trường,

Bào Giang và Đức Thọ. Cẩm Bào Nội nằm trong phường Bào Giang. Năm 1929, Đốc lý thành phố điều chỉnh lại địa giới thành phố, phía Bắc giáp làng Thọ Hạc (cột mốc ngã ba cầu Hạc), phía Nam giáp làng Mật Sơn (cột mốc ngã ba Tịch Điền), phía Đông giáp sông Bến Ngự, phía Tây giáp phủ Đông Sơn, lấy đường sắt làm ranh giới. Năm 1940, Đốc lý đã đề nghị mở rộng thêm thành phố về phía Bắc bao gồm toàn bộ làng Thọ Hạc và Quán Giò, phía Đông là làng Bào Nội, phía Tây qua đường sắt là phố Dốc Ga. Đây là nói về đô thị với tư cách là thành phố theo đúng nghĩa từ sau năm 1930, còn trên thực tế từ 1929 đến 1945, khu vực đất Cẩm Bào Nội được xác định về địa giới là Bắc cầu Sâng - Đông cầu Bốn Voi (còn gọi là phố Lò Chum, hay phố cầu Tranh) với nhiều tên gọi khác nhau.

Từ tháng 9 năm 1945 đến năm 1947, vùng đất có chùa Hương Quang nổi tiếng - Cẩm Bào Nội, lại đổi tên là Nguyễn Du, trong các năm 1955 - 1987 có tên gọi là Tân Hưng và ngày nay là phố Nguyễn Chích. Với vị trí địa lý như vậy, có thể thấy vùng đất Cẩm Bào Nội là một trung tâm kinh tế của đất cổ thành xưa. Trong tâm thức dân gian, Cẩm Bào Nội còn được gọi là Hương Bào Nội, đấy cũng là một đơn vị hành chính đã từng tồn tại trong sử sách. Có lẽ tên gọi “Hương Bào” là một đơn vị hành chính xuất hiện ít nhất là từ thời Trần. Vì trong sử sách chỉ thấy chép đơn vị hành chính là “Hương” được bắt đầu từ thời Trần (thế kỷ XIII). Như vậy, vùng đất Hương Bào sau này tồn tại với hai địa danh để chỉ hai khu vực khác nhau: Hương Bào Nội và Hương Bào Ngoại, đấy chính là cả một vùng đất đai của xã Đông Hương ngày nay. Nhưng tên gọi dù là Hương Bào Nội hay Cẩm Bào Nội, lúc tách ra, lúc nhập theo những đơn vị hành chính đương thời, thì về mặt đường biên hành chính của vùng đất Cẩm Bào Nội trong “quá khứ tiềm thức” vẫn được xác định là phía Bắc cầu Sâng và Đông cầu Cốc (gồm cả Hương Bào Ngoại) cho dù 700 năm đã trôi qua.

Quả thực ở vùng Đông - Bắc cầu Sâng và Đông cầu Cốc ngày nay trong ký ức của nhân dân vẫn còn lưu giữ hình ảnh về Vực Tranh, nơi ngã ba của vùng sông Cốc và sông Đào, các vua nhà Lý khi tuần du trên sông nước đã ngự thuyền rồng để lại địa danh Bến Ngự cạnh một làng thủ công nghiệp sành sứ từng đóng vai trò quan trọng là trung tâm kinh tế, văn hóa của tổng Bố Đức.

Như vậy, từ thời Lý - Trần - Lê và cả thời Nguyễn sau này, vùng Cẩm Bào Nội với ngôi chùa Hương Quang, một trung tâm văn hóa Phật giáo tiêu biểu trấn thành xưa, vẫn còn in bóng trên dòng sông Bến Ngự đẹp đẻ và đầy chất thơ mộng.

Cho đến hiện nay việc xác định cụ thể thời gian xây dựng chùa còn nhiều khó khăn do các nguồn tư liệu ghi chép về việc xây chùa bị thất lạc và mất mát không còn nữa. Hiện nay những dấu tích còn lại về việc trùng tu tôn tạo chùa chỉ còn được xác định trên một số văn bia còn lại.

Năm Tự Đức thứ mười (1857) đúc chuông đồng và dựng bia ghi lại việc đúc chuông, trong bia còn ghi việc “kinh lược Bắc Kỳ tên là Giai và Đốc

bộ tỉnh tên Hợp cầu mưa ở chùa Hương Quang được ứng nghiệm nên đã bỏ tiền ra sửa lại chùa”.

Đến năm Thành Thái thứ ba (1891), ngày 25 tháng 3, dựng bia cũng có ghi việc sửa chữa chùa, trong văn bia có đoạn ghi “…chùa đã trải qua lâu

năm mưa dập, gió vùi, ấp ta bàn xây dựng lại chưa xong. Kịp đến mùa thu năm Nhâm Thìn, triều vua Thành Thái, tả lí Bộ Binh, kiêm quan Tôn nhân phủ sứ… bắt đầu xây dựng lại bằng những tòa nhà đồ sộ, bằng những dải vũ, trang sức tượng Phật, sắc trướng huy hoàng giữa cảnh đẹp danh lam tụ tập chốn đất phúc…”.

Đến năm Bảo Đại thứ 2 (1927) và năm thứ 10 (1935) chùa Hương Quang đều được tu sửa đẹp và khang trang hơn trước. Đến năm 1940 dân làng Cẩm Bào Nội lại tiến hành sửa sang chùa đẹp hơn dựa trên công đức của nhân dân.

Như vậy, trong quá trình hình thành chùa Hương quang đã nhiều lần được tu sửa, mở rộng thành ra quy mô to lớn như hiện nay. Điều đó chứng tỏ rằng: “Chùa Hương Quang là di tích cổ ở thời Nam, cảnh đẹp ở đất Việt…” (bia chuông chùa Hương Quang dựng năm1857), nên người đời xưa rất tôn sùng ngưỡng mộ. Trải qua nhiều những biến cố lịch sử, chùa Hương Quang không còn nguyên vẹn về quy mô, cấu trúc như cũ, cửa Tam quan trước đây bị phá, dải vũ cũng không còn, diện mạo nơi mà “cảnh đẹp danh lam tụ tập

chốn đất phúc” [8, tr. 94] đã có nhiều đổi thay. Tuy vậy so với nhiều ngôi chùa còn lại ở trung tâm kinh tế - chính trị và văn hóa của Thanh Hóa ngày nay thì chùa Hương Quang vẫn là một trong số di tích văn hóa và kiến trúc nghệ thuật được bảo tồn khá nguyên ven. Giờ đây, nó thực sự trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương và du khách thập phương đến chiêm ngưỡng - vãn cảnh chùa. Đó cũng là :Hữu xạ tự nhiên

hương”, đúng với cái tên “Hương thơm - Quang sáng” của nó từ xưa đến nay.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 53 - 57)