Đền thờ Lê Thành – Phong cách kiến trúc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 82 - 85)

2.6.2.1. Lịch sử hình thành đền Lê Thành

Hiện nay theo các nguồn tài liệu thì việc xác định rõ nguồn gốc thời gian xuất hiện của đền thờ Lê Thành một cách cụ thể là chưa rõ ràng. Ngay cả

Bả sự tích nhà thần, 13 sắc phong, gia phả dòng họ Lê ở thôn Định Hòa cũng

chỉ nói về thân thế của Trang Quốc Công Lê Thành chứ không đề cập cụ thể về thời gian xây dựng chùa Lê Thành. Tuy vậy nhưng qua các sắc phong và thần phả đó chúng ta xác định được vào năm Bính Ngọ (1426), Lê Thành hi sinh trong cuộc chiến chống quân Minh, ông được nhà vua truy phong chức tước và ban tiền của cho nhân dân mai táng lập đền thờ. Vậy đền thờ Lê Thành nhiều phần được xây dựng từ năm 1426.

Đến năm Hồng Đức (1470 – 1497) đời vua Lê Thánh Tông, ông được truy phong “Bình Ngô khai quốc công thần”, nhà vua cũng ban tiền của cho tu bổ lại đền thờ Lê Thành.

Qua thời gian, nếp chùa cũ bị hư hại và xuống cấp trầm trọng, phần do thiên tai, phần lại do đền thờ Lê Thành năm ngay giữa trung tâm làng xã, vì vậy ít nhiều bị xâm lấn đất đai làm mất đi cảnh quan uy nghiêm của ngôi đền.

Trước sự vận động của chính quyền địa phương và sự ủng hộ của nhân dân, đền thờ Lê thành đã được trùng tu vào năm 1992, trong đó có khu vực

tiền đường được xây mới hoàn toàn. Đến năm 2009, tiếp tục xây dựng Cổng Tam Quan và khu vực sân đền với diện tích là 240m².

2.6.2.2. Kiến trúc đền thờ Lê thành

Đền hiện nay được dựng theo hướng Nam, bố cục theo hình chữ Nhị (二), được cấu trúc gồm có 5 gian tiền đường và 3 gian chính tẩm. Hai công trình này cách nhau 2m. Khoảng cách đó gọi là sân hậu.

Nhà Tiền đường: Có chiều dài 11,5m, rộng 5,5m, cao 4,2m. Chia thành 5 gian. Gian giữa rộng 2,7m, hai gian bên mỗi gian rộng 2,4m. Hai gian hồi mỗi gian rộng 2m. Nhà Tiền đường có kết cấu vì kèo theo lối chồng rường kẻ chuyền, kẻ bẩy. Bao gồm 6 hàng cột: Cột cái, cột quân và cột hiên. Các vì kèo liên kết với nhau bằng đường xà thượng.

Đặc điểm của nhà Tiền đường là không hề có hệ thống cửa. Nghệ thuật trang trí trên các thành phần kiến trúc không có gì đặc biệt ngoài bức võng cửa sơn son thếp vàng, trang trí lưỡng long chầu nguyệt và hoa lá cách điệu được bài trí ở gian giữa. Với chức năng là nơi hành lễ nên sự bài trí nội thất cũng không cầu kỳ, nhưng lại thể hiện được sự trang trọng và tôn nghiêm của chốn đền đài, gồm có hương án được sơn son thếp vàng và được chạm khắc tinh vi. Phía trên xà thượng treo bức đại tự “Tối Linh Từ” sơn son thếp vàng,

chạm trổ tinh xảo. Ngoài ra còn bài trí một số câu đối, các bức thủy môn và các đồ tế khí như bát bửu ở gian giữa nhà Tiền đường.

Nhà chính tẩm: Đây là nơi bài trí long ngai, bài vị Lê Thành và hai bà vợ của ông. Kiến trúc nhà chính tẩm gồm có 3 gian dài 9,8m, rộng 3,8m, gian giữa rộng 2,70m, hai bên mỗi gian rộng 2,4m. Gồm có ba hàng cột, hai hàng cột cái và 1 hàng cột hiên. Kết cấu vì kèo theo kiểu chồng rường kẻ chuyển, kẻ bẩy.

Gian giữa đặt hương án và long cung, long ngai, bài vị của Lê Thành. Trong bìa vị ghi hàng chữ Hán “Thái úy Trang Quốc công Thượng đẳng tối

linh thần”. Gian bên trái là ban thờ, long cung, long ngai, bài vị của bà

Nguyễn Thị Cả. Bài vị ghi rõ duệ diệu “Trinh liệt quận phu nhân tôn thần”. Gian bên bài trí long cung, long ngai bài vị của bà Nguyễn Thị Phái. Duệ hiệu là “Từ thiện quận phu nhân tôn thần”. Ngoài hiên có bài trí ngựa hồng và ngựa bạch bằng gỗ.

Nhìn chung hệ thống kiến trúc trong đền thờ Lê Thành không có gì là quá độc đáo, tuy vậy nó lại mang dáng dấp cổ xưa, uy nghi mà mộc mạc đúng với bản chất của một di tích lịch sử có giá trị to lớn thờ phụng một trong những “Khai quốc công thần”, công lao to lớn với dân tộc nói chung và với nhân dân địa phương nói riêng.

2.6.2.3. Các hiện vật có giá trị trong đền

Các hiện vật bằng đá: Hai con chó ngao đá; 7 lô nhang bằng đá; 4 thống nước.

Các hiện vật bằng đồng: 2 chuông bằng đồng; 2 lư hương; 2 chân nến; 2 hạc đồng; 2 mũ đồng.

Các hiện vật bằng gỗ:1 bức đại tự; 3 ống hương; 2 ngựa gỗ; 3 long sàng; 3 long ngai; 5 hương án; 5 lồng mũ; 1 bộ gia phả; 4 mâm bồng; 2 kiếm gỗ.

Các hiện vật bằng gốm sứ: 7 lô nhang; 8 lục bình; 2 chẩm rượu.

Các hiện vật bằng giấy (sắc phong, gia phả, thần tích): có 11 sắc phong bằng chữ Hán; 2 cuốn gia phả bằng chữ Hán.

Các hiện vật bằng vải: 9 áo vải; 2 lộng; 3 y môn; 4 câu đối; 4 cờ lệnh; 3 nhũ vải.

Nhìn chung tất cả các hiện vật còn lưu giữ lại trong đền hiện nay đều con nguyên vẹn, tuy vậy do tất cả đều có từ rất lâu nên rất dễ bị hư hại, đặc biệt trong đền hiện nay có một số long ngai và long sàng là những hiện vật đặc biệt quý giá có niên hiệu lâu đời cần được bảo vệ đặc biệt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 82 - 85)