2.4.2.1. Phong cách kiến trúc
Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo, hiện nay chùa Mật Đa là công trình kiến trúc có quy mô rộng rãi, hoàn chỉnh và lưu giữ được nhiều nét kiến trúc độc đáo nằm trong quần thể khu di tích Nam Ngạn - Hàm Rồng được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Kiến trúc của chùa được xây theo hình chữ “đinh”, gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung.
Giảng đường có 3 gian: gian giữa dài 3,20m, gian phía đông 3,6m, gian phía tây 3,34m. Chiều sâu từ tường hậu (gian giữa) đến tim cột cái là 2,10m. Chiều rộng từ cột cái sau đến cột cái trước là 2,85m, từ cột cái trước đến cột con trước là 1,8m; Hiên rộng 1,4m.
Hậu cung có đòn nóc từ tường sau gác lên thượng lương nhà giảng đường, tạo thành thế liên hoành vững chắc; Hậu cung có 2 hàng cột đi song song (mỗi hàng có 3 cột).
Từ tường hậu dến hàng cột thứ nhất rộng 0,50m, từ cột thứ nhất đến cột thứ hai rộng 2,58m, từ cột thứ hai đến cột thứ ba rộng 1,40m. Chiều ngang rộng 3,20m. Hai bên tường đến hàng cột rộng 1,30m.
Cả hai nhà đều có chiều cao bằng nhau, từ mặt nền đến thượng lương cao 4,90m. Cột cái cao 4,70m, cột vuông mỗi mặt rộng 0,29m. Cột con cao 2,90m, cột vuông mỗi mặt rộng 0,22m. Cột xà đều soi chỉ.
Kiến trúc của chùa theo kiểu trụ đinh, bộ phận đỡ mái kèo suốt. Gỗ dùng để kiến thiết đều là gỗ lim, kể cả hoành tải, ruôi mè.
Ba chuồng cánh cửa làm theo kiểu “bức bàn”. Mỗi chuồng có 4 cánh, cái và then ngang đều soi chỉ và liệt ván mỏng.
Tiền đường gồm có 5 gian, gian giữa rộng 2,30m, gian bên phải rộng 2,45m, gian tiếp theo rộng 2,30m. Gian bên trái rộng 2,60m, gian tiếp rộng
2,26m, hiên rộng 1,45m. Từ ngạch đến chân tường hậu sâu 3,63m, từ ngạch đến cột cái sâu 2,20m. Hậu cung sâu 4,17m.
Năm gian nhà ngoài, tách làm ba phần, ba gian giữa thông với hậu cung để bàn thờ tổ, gian bên phải cộng với chái ngăn cách bức đồ ván dành cho các sư và tiểu ở.
Chiều cao của nhà, từ thượng lương đến mặt nền là 4,60m. Cột cái cao 3,74m, đường kính 0,29m. Cột con cao 3,0m, đường kính 0,19m. Gian hậu cung có hai hàng cột (mỗi hàng 2 cột) kiến trúc theo kiểu “mẹ tròn, con
tron”.
Bức phù điêu phần hậu cung có lưỡng long chầu, hỗ phục, chạm trổ công phu cầu kỳ hình nổi. Hai phù điêu cửa nách hai bên có 2 con phượng múa.
Cột trong hậu cung tiết diện bằng nhau là 0,20m.
Ba gian thờ có 3 chuồng cánh cửa, gian giữa cánh cửa bức bàn, hai gian bên cửa liệt.
Toàn bộ hệ thống gỗ xây chùa hiện nay đều bằng gỗ lim.
2.4.2.2. Hệ thống thờ tự
* Toàn bộ hậu cung chia làm 4 bệ cao thấp khác nhau:
- Bệ thứ nhất cách tường hậu 1,25m, bệ cao 1,86m, ngang 2,25m, rộng 1,40m. Trên cao có bức lưỡng long chầu nhật, 2 dải rũ, mỗi dải có một con phượng chầu vào.
Trên bệ thứ nhất có tượng Đức Phật Tam Thế. Tượng cao 1,93m (cả đế), điểm rộng nhất là 1,20m, tọa theo thế thiền trên tòa sen, tòa sen cao 0,35m, bệ gỗ cuối cùng cao 0,20m.
- Bệ thứ hai thấp hơn bệ thứ nhất 0,15m, rộng 0,83m. Trên cao có bức đại tự: “Mật Đa Tự”. Dưới cửa võng có lưỡng long chầu nhật. Trên bệ có 5
pho tượng, ba pho tượng giữa nhỏ, hai pho hai bên bằng nhau. Ba pho giữa gồm tượng Tam Thế ở vị trí trung tâm. Ngài tọa trên tòa sen, tư thế thiền.
Tượng có chiều cao là 0,40m cả đế, điểm rộng nhất là 0,20m.
Hai vị tọa hai bên có tư thế đứng chầu, tay chắp trước ngực, đầu đội mũ cánh sen. Tượng có chiều cao 0,38m, tòa sen rộng 0,14m (điểm rộng nhất).
Tiếp hai bên còn có hai pho tượng nữa. Bên hữu là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng có chiều cao 1,50m (cả đế), tòa sen cao 0,30m, bệ gỗ dưới 0,16m, điểm rộng nhất 0,67m. Ngài ngồi theo tư thế thiền, tay ấn quyết.
Bên hữu là tượng Đại Thế Chí, tay phải ngài cầm bảo bối bông sen, tay trái để ở phần bụng, kích cỡ tượng giống tượng ở bên tả.
- Bệ thứ ba thấp hơn bệ thứ hai là 0,41m, rộng 0,81m. Trên bức võng có bức đại tự “Tam giới thị tôn”, bức võng lớn chạm bóng các lâu đài ở Tây thiên ẩn hiện trong mây.
Trên bệ có bức tượng “Thiên thủ thiên nhãn”, tượng cao 1,42m, điểm rộng nhất 1,30m, tư thế ngồi bắt quyết. Hai bên tượng có tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ đứng chầu. Toàn bộ các pho tượng này đều được cung tiến vào năm 1997.
- Bệ thứ tư thấp hơn bệ thứ ba là 0,30m, rộng 1,40m. Giữa có tòa Cửu Long, trong tòa Cửu Long có tượng Thích Ca Mâu Ni tư thế đứng. Tượng cao 0,49m, đứng trên tòa sen, tòa sen cao 0,15m, vai rộng 0,12m. Tòa Cửu Long cao nhất 1,02m, rộng 0,60m.
Hai bên tòa Cử Long có hai pho tượng: Bên trái là tượng Địa Tạng, tư thế ngồi, tai trái cầm bài, tay phải đặt trên gối. Tượng cao 1,31m (cả đế), rộng 0,45m. Bệ, điểm ngồi cao 0,45m, điểm để chân 0,16m. Tượng bên phải: Đức Tạng (to cao giống như bên trái).
Tất cả 4 bệ chỉ có một bát hương, đường kính 0,39m, cao 0,34m, ba đôi cây đèn cao 0,84m, rộng 0,23m, 2 cây nến đồng cao 0,60m, rộng 0,24m.
* Nhà giảng đường: Ngang hàng bệ thứ tư hai bên có hai tượng hộ pháp. Bên phải. Vị Hộ pháp cao 0,80 chưa kể bệ, vai rộng 0,70m, tay cầm thanh long đao, trang phục võ tướng, bộ mặt nghiêm trang.
Bên trái cũng là tượng Hộ pháp. Tượng cao 0,80m chưa kể bệ, vai rộng 0,51m, tay cầm bảo bối, trang phục võ tướng, bộ mặt nghiêm nghị.
Gian bên phải: Trên bệ thờ Đức A Na. Tượng có chiều cao 1,32m (cả bệ), rộng 0,51m, tư thế ngồi, bệ ngồi cao 0,40m, bệ đặt chân cao 0,17m. Tay phải của tượng cầm bảo bối là chiếc ly, tay trái bấm quyết.
Lệch về phía ngoài còn có hai pho tượng hộ tùy. Tượng bên phải cao 1,02m, rộng 0,35m, thế đứng, mặt xanh, mắt lồi trông hung dữ. Vị bên trái cao 1,10m, vai rộng 0,55m, tay phải cầm bảo bối, tay trái đặt ngang hông. Toàn bộ pho tượng đứng trên bệ cao 0,10m, trang phục võ tướng.
Về phía ngoài đầu hồi có hai bệ, bên trog bệ có cái khám, trong khám có bài vị người hậu.
Bên ngoài có tượng bà Hậu, tư thế ngồi thiền. Tượng cao 0,88m, rộng 0,48m, đặt trên bệ vuông, mỗi cạnh 0,63m, cao 0,16m.
Gian bên bên trái: Bệ thờ, trên bệ có tượng Đức Ông ngồi trên ngai, một tay cầm hốt, một tay đặt trên gối. Tượng cao 1,44m, rộng 0,60m, bệ ngồi cho tượng cao 0,52m, bệ để đặt chân cao 0,20m.
Hai bên có hai pho tượng Nam Tào với tư thế đứng,, một tay cầm sổ, một tay cầm bút. Tượng cao 1,05m vai rộng 0,38m, bệ tượng cao 0,12m, đứng trên vầng mây. Tượng Bắc Đẩu cao 1,03m, rộng 0,32m, đứng trên vầng mây, bệ đặt tượng cao 0,32m
Phía đầu hồi, trên bệ thờ có bức phù điêu khắc tượng Quan Công, Chu Xương và Quan Bình. Phù điêu có chiều cao 1,31m, rộng 0,88m.
Hiện vật trên bệ tụng kinh có 2 mõ, mỗi cái có đường kính 0,41m có tay cầm, để trên bát gỗ (hình tròn) trừ tay cầm, một cái hình hơi bầu dục, có
đường kính một đầu 0,29m, một đầu 0,25m, đặt trên bát gỗ. Cả hai cái mõ đều làm bằng gỗ mít và có từ lâu đời. Dùi gỗ để đánh mõ có chiều dài 0,40m, đường kính 0,04m.
* Nhà tiền đường có 4 bệ thờ:
- Bệ thứ nhất: Chiều ngang 2,08m, chiều cao 2,05m, rộng 1,00m. Bệ thứ nhất có tượng thờ Tổ, tượng cao 0,68m, rộng 0,60m, được đặt ngồi trên bệ cao 0,16m, bề rộng của tượng là 0,70m, bề ngang là 0,56m, tượng theo tư thế ngồi, hai tay để trên gối thoải mái.
Hai bên có 2 vị hộ tùy giống nhau, tượng hộ tùy cao 0,68m, rộng 0,20m, tượng đứng trên vầng mây, hai tay chắp trước ngực, hướng vào trong.
- Bệ thứ hai: Bệ này thấp hơn bệ thứ nhất 0,53m, rộng 0,75m. Trên bệ thờ tượng Tổ, tượng cao 0,58m, rộng 0,50m, ngồi theo tư thế thiền. trên bệ thờ có cây đèn gỗ, đèn cao 0,52m, rộng 0,28m.
- Bệ thứ ba: Thấp hơn bệ thứ hai là 0,43m, rộng 1,0m. Bệ thứ 3 có hai mâm gỗ để thờ.
Cả ba bệ đều có 3 bát hương, đường kính 0,33m, cao 0,32m bằng đá.