Kiến trúc chùa Tăng Phúc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 45 - 50)

Từ những hiện vật được tìm thấy trong chùa như: Một số tảng đá, cột và kèo đá, tượng Phật…các nhà khoa học đã xá định được chùa xưa được xây theo lối kiến trúc “Chuôi Vồ”. Tổng thể kiến trúc của chùa gồm có nhà thời Phật (gồm có năm gian tiền đường và hai gian hậu cung) và nhà thờ tổ.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chùa bị tàn phá bởi chiến tranh và sự khắc nghiệt của tự nhiên, cho đến trước khi được cải tạo xây dựng lại

cảnh chùa chỉ còn lại những dấu tích hoang tàn. Với sự cố gắng nổ lực của sư thầy Đàm Hương, bà con địa phương và phật tử khắp nơi hiện nay chùa được cải tạo và xây mới khang trang hơn rất nhiều.

Hiện nay chùa Tăng Phúc gồm có nhiều nguyên đơn kiến trúc khác nhau, tọa lạc trên một diện tích là 2100m². Các cụm kiến trúc này được sắp xếp một cách hợp lý trong một không gian thoáng đãng trên một ngọn đồi của làng Hạc Oa thành một tổ hợp kiến trúc theo lối chữ Công gồm có: Cổng tam quan, chùa chính - Đại Hùng Bảo Điện, nhà tổ và nhà thờ Mẫu.

“Năm Hoàng Triều Cảnh Hưng thứ 32 đời vua Lê Hiển Tông, chùa được chuyển từ ngoài đê gần làng Dương Xá về làng Hạc Oa trên một quả đồi. Theo thầy địa lý, nơi đặt nền móng chùa có vượng khí rất tốt, thế đất đẹp” [18, tr. 20]. Vị thế đất ở đây có tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ. Phía trước có núi Voi, núi Phượng án ngữ, bao quanh là dòng sông đào nhà Lê bắt đầu từ Dương Xá chảy quanh rồi hợp lại với sông Mã, phía sau là dãy núi và quần thể hang động núi đá (Động Hang Làng, hang Cá, hang Rơi). Bên tả là núi Hàm Rồng – đồi Quyết Thắng, bên hữu có dãy núi Đún. Theo lời kể của các bậc bô lão trong làng, phía trước chùa trước đây là một ao sen rất rộng, nhưng vì chiến tranh tàn phá chùa bị bỏ hoang nên giờ không còn nữa. Nhìn chung quang cảnh chùa trước kia cũng như hiện nay đều rất đẹp với non nước hữu tình và rất nên thơ.

* Cổng Tam quan: Được xây dựng theo lối kiến trúc “chồng diêm”. Với tổng chiều dài là 11,7m, rộng 3,5m. Phần móng được đổ bê tông cốt thép, bệ và nền được lát gạch đỏ Thạch Bàn. Từ nền bê tông sân phía trước đến mặt cổng là 9 bậc, xung quanh các bậc thềm được lát đá xanh Thanh Hóa. Khung chịu lực được đổ bê tông cốt thép và xây gạch xung quanh tường. Tổng thể gồm có 3 tầng: Tầng một là cổng vào có cửa chính và cửa phụ hai bên, cửa

làm bằng gỗ lim chắc chắn. Tầng hai là gác chuông, treo quả chuông nặng 1,3 tấn, đúc năm 2003.

Phần mái được lập ngói Lưu li, kết cấu gồm 8 mái vểnh đầu đao, đây là loại ngói dùng để phục dựng Hoàng Cung. Hiện nay, ở Thanh Hóa chỉ có mình chùa Tăng Phúc dùng loại ngói này để lập mái cổng Tam quan. Đầu đao trang trí theo lối “mây hội tụ” và “tứ quý”. Phía trên có rất nhiều câu đối, trong đó có bức đại tự lớn do Thượng Tọa Thích Thanh Khoát tặng.

* Bể Phong Thủy, Động Sơn Trang và khu Minh Đường: Từ cổng Tam quan vào chùa, đi qua một bục sân là đến khu bể phong thủy gồm: Núi non bộ và bể nước được làm bằng đá gốc. Trên hòn non bộ có bài trí cây cảnh và một số tượng nhỏ trông rất sinh động. Phía trên bể phong thủy được ốp đá và trang trí cây leo rất hấp dẫn. Trước sân đặt các chậu cây cảnh.

Nối tiếp bậc thứ ba là hai dãy bậc thang, thiết kế giống như cầu thang, hai bên có tay vịn.

Qua bể Phong Thủy, theo dãy bậc thang lên chùa có một bậc sân nhỏ là tới động Sơn Trang. Động gồm có: Động chính, lầu Cô và lầu Cậu hai bên. Ngoài ra còn bài trí thêm quần thể chúa Thượng Ngàn và lầu Cô Chín.

Tiếp đến là khu Minh Đường: Ở giữa có Đức Quan Thế Âm lộ thiên, dựng năm 1999, cao 3,3m tính từ bệ sen lên, nếu tính cả bệ thì cao 3,8m, được làm bằng bê tông cốt thép, sơn nước phủ trắng. Bên trên thiết kế một chiếc lá bồ đề dựng trên cột sắt để che tượng.

* Nhà thờ Mẫu: Song song với khu Minh Đường là nhà thờ Mẫu, quay về hướng nam. Kết cấu gồm có 5 gian, 3 gian thờ và 2 gian phụ. Hậu cung thờ tam tòa Thánh Mẫu, dưới thờ đức vua cha Ngọc Hoàng. Kết cấu khung nhà bằng cột gỗ, xây gạch bao quanh tường. Vì kèo theo lối chữ A truyền thống làm bằng gỗm mật với các vì kèo quá giang. Mái làm theo dạng mái chùm, 2 mái, không thu hồi. Mái lợp bằng ngói bàn thạch.

* Nhà thờ Tổ: Từ bục sân thứ sáu trên cùng là khu chùa chính. Nhà Tổ ở phía tay trái chùa, mặt quay về hướng Bắc, nhìn sang chùa. Được thiết kế theo lối kiến trúc “chồng rường bát đấu” có bảy kẻ.

Nền nhà được đổ bê tông cốt thép vững chắc cao 1,5m. Khung được kết cấu với 10 cột trụ làm bằng gỗ táu mật. Không gian nhà tổ cao 3,3m, dài bình quân là 12,5m gồm có ba gian chính điện., 3 gian hậu cung, mỗi gian rộng 2,5m. Hoa văn đục tạc, trên các vì kèo theo kiểu rồng hóa mây, toàn bộ đầu bẩy đục theo lối rồng hóa mây, các con rường đục theo lối đầu rồng.

Hệ thống cửa được sử dụng theo lối bức bàn, có ngưỡng cửa. Gồm ba chuồng cửa, dài 2,35m, rộng 1,95m ba ô bằng nhau. Hoa văn chạm theo tứ quý: Xuân – hạ - thu – đông và lối trường thọ, rơi ngậm chữ độ. Phần giữa cửa có đan xen con tiện dài chừng 30cm.

Mái thiết kế theo kiểu mái Đao, gồm bốn mái với bốn đầu đao lợp bằng ngói âm dương. Hai mái lớn lập bằng ngói mũi hài Thạch Bàn. Phần mái được đỡ bằng bức hoành dui mè gỗ có con tiện đan xen.

Phần hiên có bốn cột đá khắc bốn câu đối về sơ khai “tổ truyền tâm ấn” Việt Nam. Phía trước thềm nhà tổ có trang trí hai con Nghê làm bằng bê tông. Từ hiên có hai dãy hành lang đi xuống sân, ở giữa trang trí hòn non bộ. Hai bên lan can ngoài hành lang có hàng con tiện. Nhà tổ được nối với tòa Đại Hùng Bảo Điện qua dãy hành lang dài 7,6m, rộng 3,3m.

Nhìn một cách tổng thể có thể thấy nhà thờ Tổ chùa Tăng Phúc mang đậm phong cách kiến trúc đời Trần, vừa trang trọng, hoành tráng lại vừa mộc mạc thân quen. Thoáng chút cổ xưa xen trong sự hiện đại thời cuộc, một chút tao nhã trong chốn thâm nghiêm nơi cửa Phật.

* Đại Hùng Bảo Điện: Tầng cao nhất của núi Hạc Oa là nơi dựng chùa chính – Đại Hùng Bảo Điện. Được khởi dựng năm 2001, với tổng diện tích là 150,5m², với chiều dài 21,5m và chiều rộng 7m với 5 gian tiền đường, 3 gian

hậu cung. Thiết kế theo kiến trúc đời Trần, kết cấu bê tông cốt thép, giả gỗ theo lối chồng giường bát đấu. Chùa được xây hai tầng giống với chùa Tây Phương, mái đao gồm có: 8 mái chính diện, 4 mái hậu cung và 12 đầu đao, chính diện 8 đầu đao theo kiểu rồng chầu, dưới 4 đao và trên 4 đao. Kết cấu đầu đao gồm 4 vật tứ linh là: Long – ly – quy – phụng. Phần hậu cung có 4 đao. Trên nóc mái trang trí hàng hoa chanh chạy suốt các góc mái. Đỉnh mái là biểu tượng “Lưỡng Long chầu nguyệt”.

Khung chùa đỗ cột bê tông cốt thép, giá gỗ theo lối chồng rường bát đấu. Giữa cố chồng diêm hai tầng có bức đại tự được cẩn bằng gốm cổ với dòng chữ “Tăng Phúc Tự”. Xung quanh các cổ diêm được trang trí các bức họa tứ quý.

Tiền đường gồm có 5 gian, 2 hồi. Mỗi gian rộng 3m, cao 6,7m (tầng thứ nhất), 9,7m tới tầng thứ hai, lên đến thượng lương là 11m. Kết cấu bên trong theo lối chồng rường bát đấu bằng bê tông giả gỗ.

Hậu cung gồm có ba gian, dài 9m và rộng 6m.

Nền chùa được lát bằng đá Thạch Bàn, phần bệ nền và bậc thang được lát bằng đá Thanh Hóa; Tường được xây bằng toàn bộ gạch đỏ.

Hệ thống cửa vào Đại Hùng Bảo Điện thiết kế tương tự so với cửa ở nhà tổ, được làm bằng gỗ phủ sơn. Bên ngoài là dãy hành lang dài và rộng. Móng được xây kết cấu bê tông. Tính từ phần nền nổi lên thềm hè cao 1,5m, do chùa xây dựng trên núi đá, tầng bên dưới nền chủ yếu là đá, vì vậy khi xây chùa thiết kế móng gần như là dạng móng nổi.

Từ sân tới thềm cửa có 9 bậc. Phía trước hiên có hai cột đá đỡ đục trạm theo kiểu mây hóa. Hai góc đao bậc thềm có 2 con nghê bằng đá, gian giữa có chiếu đá thiên địa, kích cỡ rộng 1,75m, dày 10 phân bằng đá xanh. Một bể phong thủy bằng đá xanh rông 90cm, dài 1,75cm được đặt trước chùa. Hai bên trang trí đôi rồng hóa mây.

Phía trước là đôi cột đèn bằng đá Ninh Bình cao 2,5m và lư hương bằng đá được trạm khắc rất công phu.

Nhìn chung chùa Tăng Phúc được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp cả xưa và nay một cách hài hòa, đồng nhất. Tạo cho chùa một phong thái vừa cổ xưa vừa hiện đại, vừa cổ kinh vừa gần gũi dân dã. Một sự phối hợp nhịp nhàng giữa kiến trúc truyền thống và nền vật liệu hiện tại làm cho công trình mang tính đa dạng về nghệ thuật và văn hóa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 45 - 50)