5. Phạm vi nghiên cứu
2.2.5.2.6. Đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến sản phẩm bia Huda
bia Huda
Bảng 2.13: Nguồn thông tin khách hàng biết đến sản phẩm bia Huda của Công ty TNHH Bia Huế
Nguồn thông tin Sự lựa chọn %
Truyền thanh 24 20 Truyền hình 105 87,5 Báo, tạp chí, internet 54 45 Gia đình, bạn bè 109 90,8 Các chương trình tài trợ 89 74,2 Khác 0 0
(Nguồn: số liệu điều tra khách hàng - Câu 6)
Như vậy nhìn vào bảng , thấy được nguồn thông tin mà khách hàng biết đến sản phẩm bia Huda chủ yếu là qua truyền hình, gia đình bạn bè và các chương trình tài trợ. Trong đó, khách hàng nhận biết qua kênh thông tin gia đình bạn bè nhiều nhất chiếm 90,8%. Đây là một nguồn truyền thông tin hiệu quả đến khách hàng, điều này chứng tỏ sản phẩm Huda là sản phẩm có chất lượng và được mọi người ưa chuộng nên người ta mới lan truyền thông tin qua kênh này như vậy.
Để đánh giá ý kiến của khách hàng về chính sách xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm bia Huda của Công ty, đề tài đã tiến hành nghiên cứu đã dùng 4 tiêu chí như sau:
(2) Các giải thưởng được đưa ra hấp dẫn, có giá trị cao (3) Các chương trình quảng cáo ấn tượng
(4) Công ty luôn tham gia hoạt động xã hội như văn hóa, thể thao, đóng góp quỹ từ thiện, trẻ em nghèo một cách tích cực.
Bảng 2.14: Bảng kiểm định sự đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến sản phẩm bia Huda của Công ty TNHH Bia Huế
Tiêu chí đánh giá Giá trị trung bình Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa(Sig)
1. Chương trình khuyến mãi hấp dẫn 3,1167 3 0,203 2. Các giải thưởng được đưa ra hấp dẫn, có
giá trị cao 3,1417 3 0,123
3. Các chương trình quảng cáo ấn tượng 3,1500 3 0,060 4. Công ty luôn tham gia hoạt động xã hội như
văn hóa, thể thao, đóng góp quỹ từ thiện, trẻ em nghèo một cách tích cực
4,0000 4 1,000
(Nguồn: số liệu điều tra khách hàng - Câu 11. Lược trích từ kết quả xử lý SPSS)
Ghi chú:
(1) Thang điểm Likert: Từ 1: rất không đồng ý đến 5: rất đồng ý
(2) Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value) (chấp nhận nếu (Sig.) ≥ 0,05) H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) (chấp nhận nếu (Sig.) < 0,05) Giá trị trung bình của từng chỉ tiêu nằm trong khoảng [ 2,5; 3,5) :chọn giá trị kiểm định là µ = 3
Giá trị trung bình của từng chỉ tiêu nằm trong khoảng [ 3,5; 4,5): chọn giá trị kiểm định là µ = 4
Giá trị trung bình của từng chỉ tiêu nằm trong khoảng [ 4,5; 5]: chọn giá trị kiểm định là µ = 5
Sử dụng kiểm định One Sample T Test, chúng ta thấy rằng tiêu chí (4) có mức ý nghĩa Sig.> 0,05, tức là chấp nhận giả thiết H0. Trong đó khách hàng đa số đồng ý “Công ty luôn tham gia các hoạt động xã hội”. Điều này đúng với thực tế.
Thực ra, trong nhiều năm trở lại đây Công ty TNHH Bia Huế luôn là đơn vị dẫn đầu các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các chương trình từ thiện như: xây nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đồng bào nghèo; hỗ trợ học bổng “Niềm hi vọng” cho các em học sinh nghèo học giỏi vượt khó, hỗ trợ bệnh nhân nghèo mổ mắt, mổ tim, bị dị tật bẩm sinh; ủng hộ Quỹ vì người nghèo (riêng trong tháng 10/2011 tại Huế, công ty đã ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 540 triệu đồng), ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do báo Tuổi trẻ phát động (750 triệu đồng), ủng hộ chương trình “1 triệu cuốn vở” do Báo Dân trí thực hiện, các chương trình xã hội ý nghĩa khác như: Khởi nghiệp, tiếp sức đến trường, Chinh phục, Những trái tim đồng cảm, v.v... Ngoài ra, hàng năm Huda cũng luôn là DN tích cực nhất tham gia khắc phục những thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra.
Không chỉ tham gia các hoạt động từ thiện, Công ty TNHH Bia Huế còn tham gia tài trợ cho nhiều sự kiện văn hóa thể thao mang tầm cỡ khu vực, quốc gia và quốc tế như: Festival Huế, liên hoan ca múa nhạc 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia, chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á, Giờ Trái đất, kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh, lễ hội cà phê Tây Nguyên, ca nhạc “Khát vọng trẻ” do báo Thanh Niên tổ chức hướng về biển đảo tổ quốc tại Đà Nẵng, các lễ hội ẩm thực, đua thuyền ở Quảng Bình, Quảng Nam,…; giải bóng đá sinh viên miền Trung và Tây Nguyên tranh Cúp Huda, các giải thi đấu thể thao tại nhiều tỉnh thành; các lễ hội văn hóa địa phương, v.v...Tuy nhiên, đối với 3 tiêu chí đầu (1), (2), (3) khách hàng chỉ đánh giá ở mức “bình thường”, họ cảm thấy chưa hài lòng lắm với 3 tiêu chí này.
Để kiểm tra xem có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng khác với chính sách xúc tiến sản phẩm bia Huda, chúng tôi sử dụng phương pháp phương sai một yếu tố One way ANOVA và Kruskal – Wallis. Trước đó, chúng tôi sử dụng kiểm định Homogeneity of Variences để kiểm định sự bằng nhau của các phương sai nhóm. Và sử dụng kiểm định Indepent – sample T –Test đối với nhóm phân theo giới tính.
Bảng 2.15: Bảng kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với “Chính sách xúc tiến” giữa các nhóm khách hàng
Tiêu chí đánh giá
Mức ý nghĩa (Sig.)
1. Chương trình khuyến mãi hấp
dẫn 0,093 0,081 0,457 0,901
2. Các giải thưởng được đưa ra hấp
dẫn, có giá trị cao 0,054 0,702 0,413 0,625
3. Các chương trình quảng cáo ấn
tượng 0,413 0,822 0,241 0,691
(K)
4. Công ty luôn tham gia hoạt động xã hội như văn hóa, thể thao, đóng góp quỹ từ thiện, trẻ em nghèo một cách tích cực
0,133 0,857 0,565 0,995
Sau khi kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm thì ta thấy hầu như Sig.>0,05 (xem phụ lục) nên có đủ điều kiện để sử dụng kiển định One-way Anova. Kết quả thu được Sig.> 0,05. Quan sát bảng trên ta thấy, phần lớn không có sự khác biệt trong việc đánh giá của các nhóm khách hàng về chính sách xúc tiến sản phẩm của Công ty.
Tuy nhiên, với Sig.< 0,05 thì tiêu chí "Các chương trình quảng cáo ấn tượng" đối với thu nhập có phương sai của các nhóm không bằng nhau (xem phụ lục) nên kiểm định Kruskal – Wallis. Kết quả thu được Sig.>0,05 (xem phụ lục), tức là không có sự khác biệt trong việc đánh giá giữa nhóm khách hàng phân theo thu nhập với tiêu chí “Các chương trình quảng cáo ấn tượng”.
Kết quả kiểm định Indepent – sample T –Test cho thấy không sự khác biệt trong việc đánh giá giữa nhóm khách hàng phân theo giới tính đối với các tiêu chí của chính sách xúc tiến sản phẩm.