Tình hình lao động của Công ty TNHH Bia Huế qua ba năm 2009 2011

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix cho sản phẩm bia huda của công ty TNHH bia huế (Trang 35 - 39)

5. Phạm vi nghiên cứu

2.1.4.1. Tình hình lao động của Công ty TNHH Bia Huế qua ba năm 2009 2011

Qua bảng số liệu lao động của Công ty ta thấy tổng số lao động của công ty qua 3 năm từ 2009 đến 2011 đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng số lượng lao động năm 2011/2010 cao hơn so với năm 2010/2009. Cụ thể, năm 2010, số lao động của Công ty là 551 người, tăng 5 người, tương ứng tăng 0,92% so với năm 2009. Năm 2011, số lao động là 558 người, tăng 7 người, tương ứng tăng 1,27% so với năm 2010. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do quy mô sản xuất sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng,

đặc biệt nhà máy bia ở Phú bài vừa mới được đưa vào hoạt động đầu năm 2008 nên Công ty phải bổ sung thêm số lượng lao động để tiếp tục đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Để hiểu rõ hơn tình hình lao động của Công ty ta đi vào phân tích tình hình lao động cụ thể theo từng tiêu chí khác nhau:

Xét theo giới tính: Ta thấy lao động nam qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng cao hơn

so với lao động nữ trong Công ty. Năm 2009, lao động nữ là 117 người, chiếm 21% so với tổng lao động. Trong khi đó, lao động nam lên đến 429 người, chiếm 79%. Sang năm 2010, lao động nữ là 120 người, chiếm 22% so với tổng lao động, còn lao động nam là 431 người, chiếm 78%. Đến năm 2011, lao động nữ là 121 người, chiếm 22%, còn lao động nam là 437 người, chiếm 78%. Như vậy, trong 3 năm, số lao động nam đều xấp xĩ gấp 3,6 lần so với lao động nữ. Điều này cũng là điều tất nhiên, bởi vì đặc thù của doanh nghiệp sản xuất là thường cần nhiều lao động nam hơn, cụ thể là do tính chất công việc của doanh nghiệp sản xuất phù hợp với nam giới. Ở Công ty TNHH Bia Huế, phần lớn sử dụng lao động nam tham gia tại phân xưởng, dây chuyền sản xuất bia, còn lao động nữ chủ yếu làm việc ở văn phòng và ở kho.

Xét theo trình độ văn hóa: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty bia là

sản xuất theo dây chuyền được tự động hóa từ khâu tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi ra sản phẩm nên Công ty sử dụng chủ yếu lao động phổ thông. Năm 2009, lao động phổ thông là 207 người, chiếm 38%. Năm 2010 là 203 người, chiếm 37%, giảm 4 người, tương ứng giảm 1,93% so với năm 2009. Đến năm 2011, loại lao động này là 194 người, chiếm 35%, giảm 9 người, tương ứng giảm 4,43% so với năm 2010. Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp cũng chiếm một tỷ trọng khá cao và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2009, loại lao động này là 151 người, chiếm 28%. Sang năm 2010, lao động này là 153 người chiếm 28%, tăng 2 người, tương ứng tăng 1,32% so với năm 2009. Đến năm 2011, lao động này chiếm 155 người, tăng 2 người, tương ứng tăng 1,31% so với năm 2010. Lực lượng có trình độ đại học và trên đại học cũng tăng qua các năm do yêu cầu của việc cạnh tranh, tồn tại và phát triển, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ nhân viên năng động, có kiến thức sâu rộng để phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt là năm 2009, số lượng lao động này là 188 người, chiếm 34%. Năm

2010, số lao động này là 195 người chiếm 35%, tăng đến 7 người, tương ứng tăng 3,72% so với năm 2009. Đến năm 2011, lực lượng lao động này là 209 người, chiếm 37%, chỉ tăng 14 người, tương ứng tăng 7,18%. Lực lượng lao động có trình độ liên tục tăng, thể hiện Công ty đã chú trọng hơn đến nguồn nhân lực của mình, vì đây là lực lượng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai.

Xét theo tính chất công việc: Năm 2009, lao động trực tiếp là 338 người chiếm

62%, còn lao động gián tiếp là 208 người chiếm 38%. Năm 2010, lao động trực tiếp là 327 người chiếm 59%, giảm 11 người so với năm 2009, tương ứng giảm 3,25%; lao động gián tiếp là 224 người chiếm 41%, tăng 16 người, tương ứng tăng 7,69% so với năm 2009. Đến năm 2011, lao động trực tiếp là 321 người chiếm 58%, giảm 6 người tương ứng giảm 1,83% so với năm 2010 và lao động gián tiếp là 237 người, chiếm 42%, tăng 13 người tương ứng với tăng 5,8% so với năm 2010. Như vậy, tốc độ tăng lao động gián tiếp tăng còn tốc độ tăng lao động trực tiếp giảm, bởi vì dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp được đầu tư nâng cấp hiện đại nên số lượng lao động trực tiếp giảm dần, thay vào đó thì lao động gián tiếp tăng lên.

Bảng 2.2: Tình hình lao động của Công ty TNHH Bia Huế qua 3 năm

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

2010/2009 2011/2010 SL (Người) % SL (Người) % SL (Người) % +/- % +/- % Tổng số lao động 546 100 551 100 558 100 5 0,92 7 1,27

1. Phân theo giới tính

Nam 429 79 431 78 437 78 2 0,46 6 1,39

Nữ 117 21 120 22 121 22 3 2,56 1 0,83

2. Phân theo trình độ văn hóa

Đại học, trên đại học 188 34 195 35 209 37 7 3,72 14 7,18

Cao đẳng, trung cấp 151 28 153 28 155 28 2 1,32 2 1,31

Lao động phổ thông 207 38 203 37 194 35 -4 -1,93 -9 -4,43

3. Phân theo tính chất công việc

Lao động trực tiếp 338 62 327 59 321 58 -11 -3,25 -6 -1,83

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix cho sản phẩm bia huda của công ty TNHH bia huế (Trang 35 - 39)