5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.4.2 Đánh giá mức độ thỏa mãn theo nghề nghiệp
Bảng 2.25: Kiểm định sự đồng nhất phương sai các nhóm theo nghề nghiệp
Mức độ thoả mãn
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.575 6 169 .750
Dựa vào kết quả của bảng 25 có thể thấy được giá trị Sig.=0.750>0.05 chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0. Vì thế có thể khẳng định rằng phương sai của các nhóm so sánh theo nghề nghiệp là đồng nhất với nhau.( Với độ tin cậy 95%)
Bảng 2.26: Kiểm định sự khác nhau về mức độ thỏa mãn theo nghề nghiệp ANOVA
Mức độ thoả mãn
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.313 6 .219 1.360 .257
Within Groups 28.321 169 .168
Total 29.634 175
(Nguồn: Số liệu điều tra 03/2012)
Ta tiến hành kiểm định cặp giả thiết sau:
H0: Không có sự khác biệt về mức độ thoả mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Big C theo nghề nghiệp.
H1: Có sự khác biệt về mức độ thoả mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Big C theo nghề nghiệp.
Với độ tin cậy 95%, ta có mức ý nghĩa sig = 0.257 > 0.05, chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0. Vì vậy, có thể khẳng định rằng không có sự khác biệt về mức độ thoả mãn chung của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại siêu thị Big C theo nghề nghiệp. Điều này đồng nghĩa các khách hàng có nghề nghiệp khác nhau có đánh giá như nhau về chất lượng dịch vụ tại siêu thị, hay nói cách khác mức độ thoả mãn của các nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác nhau gần như đồng nhất. Và nếu thật sự nếu Big C tạo được niềm tin cậy nơi khách hàng thì bất cứ một khách hàng nào cũng đều chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ đó chứ không phụ thuộc vào yếu tố nghề nghiệp.