b. Chương trình khuyến mãi theo đợt
2.3.5.2. Đánh giá của khách hàng về các hoạt động quan hệ công chúng
Biểu đồ 2.17. Mức độ biết đến các hoạt động tài trợ của Phước Phú
(Xem phụ lục 2.2.5) Nhìn vào bảng trên đây ta có thể thấy rằng hầu hết khách hàng đều không biết đến các hoạt động tài trợ của Phước Phú, số lượng người biết đến và biết đến khá rõ là rất thấp. Cụ thể là: phần trăm khách hàng không hề biết đến một hoạt động tài trợ cụ thể của Phước Phú thấp nhất là 82.9%, phần trăm khách hàng biết nhưng không rõ cao nhất là 12.3%, và phần trăm khách hàng biết rõ cao nhất là 4.8%. Như vậy, mức độ biết đến của khách hàng đối với các chương trình mà Phước Phú tham gia tài trợ là rất thấp, điều này phản ảnh hạn chế là doanh nghiệp không có một chương trình tài trợ nào điển hình giành riêng cho mình, các chương trình tài trợ còn dàn trải và ít được công chúng biết đến.
Ý kiến khách hàng về chương trình “Hội nghị khách hàng” của công ty TNHH-TM Phước Phú.
■ Kết quả điều tra của câu hỏi “Anh/Chị có biết đến chương trình gặp mặt những khách hàng thường xuyên (hội nghị khách hàng) của Phước Phú được tổ chức vào ngày kỷ niệm thành lập công ty 01/05 không”
Qua biểu đồ 2.18 dưới đây ta thấy rằng tỷ lệ người biết đến chương trình hội nghị khách hàng của Phước Phú là 12.3%, con số này tuy nhỏ nhưng hoàn toàn hợp lý vì
chương trình này công ty không còn thực hiện kể từ năm 2009 và chương trình chỉ áp dụng cho khách hàng thường xuyên và đại lý.
Biểu đồ 2.18: Thống kê khách hàng biết đến chương trình hội nghị khách hàng của Phước Phú
(xem phụ lục 2.2.6)
■ Kết quả điều tra của câu hỏi “Nếu Anh/Chị biết đến chương trình hội nghị khách hàng của Phước Phú, Anh/Chị hãy cho ý kiến của mình về chương trình này”
Biểu đồ 2.19: Ý kiến của khách hàng về chương trình "hội nghị khách hàng"
(Xem phụ lục 2.2.6)
trình hội nghị khách hàng thể hiện sự quan tâm của Phước Phú đối với khách hàng”, “chương trình để lại ấn tượng đẹp về công ty Phước Phú đối với Anh/Chị”, “Anh/Chị mong muốn hoạt động này sẽ tiếp tục được duy trì”. Khách hàng biết đến chương trình này sẽ đánh giá các phát biểu trên theo 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý.
Kết quả thu được cho thấy, đối với phát biểu “chương trình thể hiện sự quan tâm của Phước Phú đối với khách hàng” có số người cho rằng đồng ý, rất đồng ý và bình thường theo thứ tự là 66.7%, 22.2% và 11.1%; đối với phát biểu “chương trình để lại ấn tượng đẹp về Phước Phú” có số người đồng ý, rất đồng ý và bình thường theo thứ tự là 44.4%, 50% và 5.6%; đối với phát biểu “Anh/Chị muốn chương trình này tiếp tục được duy trì” có số người đồng ý và rất đồng ý theo thứ tự là 55.6%, 44.4%.
Như vậy, hầu hết các khách hàng biết đến chương trình hội nghị khách hàng đều tỏ ra đồng ý và rất đồng ý với các phát biểu được đưa ra, điều này cho thấy chương trình này đã để lại một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong lòng những khách hàng biết đến. Công ty nên cân nhắc và tổ chức thêm các chương trình tiếp xúc với khách hàng.
Đánh giá của khách hàng về yếu tố của thang đo “hoạt động quan hệ công chúng”
Biểu đồ 2.20: Thống kê ý kiến về hoạt động quan hệ công chúng
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
nhiều hoạt động xã hội” thì phần đông khách hàng không đồng ý và rất không đồng ý với ý kiến này (37.7% và 13.7%), tiếp theo là khách hàng khách hàng đồng ý và rất đồng ý với ý kiến trên (29.5% và 1.4%), cuối cùng là khách hàng không có ý kiến tức là tạm chấp nhận với ý kiến này (17.8%). Theo kết quả trên chỉ có 30.9% khách hàng được biết là Phước Phú có tham gia nhiều hoạt động xã hội, như vậy ta có thể đánh giá rằng các hoạt động xã hội mà Phước Phú tham gia ít được khách hàng biết đến. Điều này là do Phước Phú không có một chương trình tài trợ nào nỗi bật, và những hoạt động tài trợ đó thường đứng trên danh nghĩa cá nhân của giám đốc, các chương trình này cũng không được thông tin đến khách hàng.
Với ý kiến “Anh/Chị biết đến chương trình gặp mặt khách hàng thường xuyên của Phước Phú” thì phần đông khách hàng không đồng ý và rất không đồng ý với ý kiến này (58.2% và 6.2%), tiếp theo là phần khách hàng không có ý kiến (20.5%), cuối cùng là khách hàng đồng ý và rất đồng ý với ý kiến này (13% và 2.1%). Theo kết quả trên cho ta thấy có 84.9% khách hàng không biết đến chương trình gặp mặt khách hàng thường xuyên của Phước Phú. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì chương trình này chỉ áp dụng cho khách hàng thường xuyên và đại lý, hơn nữa chương trình này không còn được tiếp tục kể từ năm 2009, có 15.1% khách hàng có biết đến chương trình này là một kết quả khả quan cho thấy chương trình này có được khách hàng biết và nhớ đến sau hơn 2 năm không còn áp dụng.
Với ý kiến “việc tham gia các hoạt động xã hội đã để lại hình ảnh đẹp về Phước Phú đối với Anh/Chị” thì phần đông khách hàng không đồng ý và rất không đồng ý với ý kiến này (39.7% và 2.7%), tiếp theo là phần khách hàng không có ý kiến (34.2%), cuối cùng là khách hàng đồng ý và rất đồng ý với ý kiến này (22.6% và 0.7%). Theo kết quả trên chỉ có 22.3% khách hàng cho rằng các hoạt động xã hội đã để lại hình ảnh đẹp về Phước Phú đối với họ. Điều này cho thấy các hoạt động xã hội mà Phước Phú tham gia ít được khách hàng biết đến nên hầu hết họ không có ấn tượng gì về Phước Phú thông qua các hoạt động xã hội này. Tuy nhiên, hầu hết những khách hàng được biết Phước Phú có tham gia nhiều hoạt động xã hội thì đều cho rằng các hoạt động đó đã để lại hình ảnh đẹp về Phước Phú.
tưởng về Phước Phú” thì phần khách hàng không có ý kiến, không đồng ý và rất không đồng ý với ý kiến này (43.2% và 19.9%, 0.7%), tiếp theo là phần khách hàng đồng ý và rất đồng ý với ý kiến này (32.9% và 3.4%). Như vậy Phước Phú chưa tạo được sự tin tưởng từ phía đa số khách hàng thông qua các hoạt động công chúng, tuy nhiên hầu hết đối với những khách hàng được biết đến Phước Phú có tham gia nhiều hoạt động công chúng thì tỏ ra tin tưởng nhiều hơn đối với doanh nghiệp này.
Kiểm định kết quả đánh giá của các nhóm khách hàng đối với yếu tố “Hoạt động quan hệ công chúng” khi phân theo các tiêu chí
Bảng 2.21: Kiểm định kết quả đánh giá của nhóm khách hàng đối với yếu tố “hoạt động quan hệ công chúng” khi phân theo các tiêu chí
Tiêu chí Mức ý nghĩa quan sát (Sig.)
Giới tính Nơi cư trú
Trình độ học vấn
Mua xe hay chưa 1. Anh/Chị được biết Phước Phú có tham
gia nhiều hoạt động xã hội (tài trợ, từ thiện....).
0.484 0.102 0.161 0.585
2. Anh/Chị biết đến chương trình gặp mặt
khách hàng thường xuyên của Phước Phú. 0.951 0.979 0.883 0.374 3. Việc tham gia các hoạt động xã hội đã để
lại hình ảnh đẹp về Phước Phú đối với Anh/Chị.
0.390 0.946 0.072 0.551
5. Việc tham gia các hoạt động công chúng (tài trợ, gặp mặt khách hàng..) đã giúp Anh/Chị thêm tin tưởng về Phước Phú.
0.705 0.397 0.844 0.059
(Xem phụ lục 2.3.3.5)
Kiểm định Independent Sample T-Test được thực hiện cho các nhóm khách hàng phân theo tiêu chí giới tính, nơi cư trú và mua xe ở Phước Phú hay chưa, kiểm định Anova được thực hiện cho nhóm khách hàng phân theo tiêu chí trình độ học vấn.
Như vậy qua bảng kiểm định trên ta thấy rằng không có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm khách hàng về thang đo “hoạt động quan hệ công chúng” khi phân