I. LNT từ hoạt động tín dụng 15.212 14.291 24.635 921 6,05 10.344 72,
3.2.1.2. Đánh giá các thành phần thang đo chất lượng dịch vụ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.
nhân tố khám phá EFA.
Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thành phần trong thang đo chất lượng dịch vụ, tôi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát của các thành phần. Phương pháp phân tích nhân tố được chấp nhận khi giá trị hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (Othman & Owen, 2002), eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% (Gerbing & Anderson, 1988).
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's trong phân tích nhân tố đối với các thành phần của thang đo chất lượng dịch vụ là 0,569 (lớn hơn 0,5) với mức ý nghĩa bằng 0 (Sig. = 0,000), cho thấy tiến hành phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là phù hợp.
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định KMO
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,569 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 751,745
Df 78
Sig. 0,000
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và với phương phương pháp rút trích principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã rút ra 5 thành phần từ 13 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 75,774% (>50%) đạt yêu cầu.
Dựa trên kết quả phân tích nhân tố lần 1 ở bảng 3.4, biến "Ngân hàng thực hiện dịch vụ đúng ngay từ đầu" bị loại do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 ở tất cả 5 thành phần được rút trích và biến "Thông tin cà nhân của khách hàng được bảo mật hoàn toàn có hai hệ số tải nhân tố là 0,591 (thành phần 2) và 0,592 (thành phần 5) đều lớn hơn 0,5 nhưng lại không có sự chênh lệch rõ ràng giữa hai hệ số này nên cũng bị loại ra khỏi phân tích.
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1
Biến quan sát Thành phần
1 2 3 4 5
NV không qua bận rộn đến mức không đáp ứng nhu cầu của khách hàng