Theo tính chất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương huế (Trang 34 - 36)

II. Phân theo trình độ

2. Theo tính chất

tiền gởi 1.396,874 1.360,159 1.565,840 97,4 115,1

- Tổ chức kinh tế 507,943 389,207 366,160 76,6 94,1 - Tiền gửi dân cư 888,931 970,952 1.199,680 109,2 123,6

3. Theo kỳ hạn 1.396,874 1.360,159 1.565,840 97,4 115,1

- KKH 223,500 190,422 268,640 85,2 141,1

<12 1.047,656 1.156,135 995,440 110,4 86,1

>12 125,718 13,602 302,680 10,8 2225,3

(Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Huế)

Trong 3 năm 2007-2009, VCB Huế đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn. Năm 2008, lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng liên tục, giá trị vốn huy động của ngân hàng giảm nhẹ 2,6%, tương ứng giá trị 36,715 tỷ đồng. Nguyên nhân của thực trạng trên là do VCB Huế vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn, bên cạnh đó thị trường vốn trong năm 2008 bị thu hẹp do người dân có xu hướng chuyển vốn sang các kênh đầu tư khác như thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán và bất động sản. Sang năm 2009, nhờ việc tích cực thực hiện những chính sách huy động vốn với biểu lãi suất hấp dẫn, VCB Huế đã nâng giá trị vốn huy động lên 1.565,840 tỷ đồng, tăng 205,681 tỷ đồng (tương ứng 15,1%) so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó:

Theo loại tiền: vốn huy động VND trong năm 2008 giảm 2,6%, tương ứng gần 27 tỷ đồng, trong khi đó vốn huy bằng USD cũng giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng trên 10 tỷ đồng. Sang năm 2009, tình hình huy động vốn của VCB đã có nhiều chuyển biến khởi sắc hơn năm 2008, cụ thể vốn huy động VND tăng gần 136 tỷ đồng (tương ứng 13,9%), và vốn huy bằng USD tăng gần 70 tỷ đồng (tương ứng 18,4%).

Theo tính chất tiền gửi: tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm liên tiếp trong 2 năm 2008 và 2009 với các mức giảm lần lượt là 23,4% và 5,9%. Trong khi đó tiền gửi dân cư đạt mức tăng khá cao là 23,6% trong năm 2009 sau khi đã tăng 9,2% năm 2008. Đạt được kết quả này là nhờ VCB Huế liên tục đưa ra những chính sách thu hút vốn nhàn rỗi trong khối dân cư với biểu lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.

Theo kỳ hạn: tiền gửi không kỳ hạn và trung, dài hạn lần lượt giảm đến 14,8% và 89,2% trong năm 2008; nguyên nhân là do khách hàng chuyển các món tiền gửi từ không kỳ hạn, trung và dài hạn sang ngắn hạn. Điều này lý giải cho mức tăng 10,4%, tương ứng gần 109 triệu đồng tiền gửi ngắn hạn tại VCB Huế năm 2008. Sang năm 2009, khi cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm nhiệt, cùng lúc với sự biến động liên tục theo chiều hướng xấu của các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán, sàn giao dịch vàng; khách hàng đã lựa chọn giải pháp hạn chế đầu tư mạo hiểm, bảo toàn vốn dài hạn. Thực trạng này dẫn đến việc tiền gửi dài hạn đạt mức tăng kỷ lục 2125,3% - mức tăng cao nhất trong những năm gần đây, tiền gửi không kỳ hạn cũng ghi nhận mức tăng đến 41,1%; trong khi tiền gửi ngắn hạn giảm 13,9% sau khi tăng nhẹ 10,4% năm 2008.

Qua 3 năm 2007-2009, với những chính sách lãi suất linh hoạt, cùng với việc đưa ra những chương trình huy động vốn có dự thưởng hay lãi suất thưởng hấp dẫn; VCB Huế đã dần vượt qua được tình hình huy động vốn khó khăn trong năm 2008, đồng thời gia tăng giá trị vốn huy động trong năm 2009, giữ vững vị trí ngân hàng hàng đầu về huy động vốn trên địa bàn.

2.2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế

Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp tùy từng thời kỳ phát triển mà có những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu và mạng tính sống còn trong suốt quá trình hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công việc được tiến hành theo định kỳ giúp các nhà quản trị thấy rõ hơn sự hơn sự biến động của lợi nhuận và nguyên nhân của nó, đồng thời đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với việc mở rộng hơn nữa các hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thẻ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh

ngoại tệ, phát triển thanh toán xuất nhập khẩu,…nên trong những năm qua, ngân hàng VCB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Bảng 3. Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB- Huế giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Huế)

Từ năm 2007-2008: Giai đoạn này chứng kiến một sự sụt giảm nhẹ trong tổng lợi nhuận sau thuế của chi nhánh. Ta thấy khoản thu và chi từ lãi đều tăng khá cao đến 70,8%, điều đó đã khiến thu nhập lãi thuần tăng thêm gần 19,5 tỷ trong năm 2008 (tương ứng 49,1%). Cùng với sự gia tăng nguồn thu từ hoạt động cho vay, tình hình lạm phát chung năm 2008 khiến các ngân hàng ra sức tăng lãi suất cho vay, VCB Huế không là ngoại lệ khi tiến hành tăng lãi suất tiền gửi lên mức cao nhất đến 17,5% và do đó, ngân hàng đã phải chi trả một khoản lãi đáng kể đến gần 138 tỷ đồng. Đối với khoản thu nhập ngoài lãi, trong 2 năm đều cho giá trị âm, đây là một kết quả đáng buồn đối với chi nhánh. Chi phí ngoài lãi tăng 25% khiến thu nhập ngoài lãi giảm một lượng rất lớn (72,0%). Điều này giải thích tại sao năm 2008 chi nhánh đã chịu một khoản lỗ 11,78 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tình hình tài chính trên thế giới có nhiều biến động lớn, cuộc

SVTH: Lê Ngọc Dao

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Giá Trị Giá Trị Giá Trị % %

1. Thu từ lãi 115,120 196,602 138,812 170,8 70,6

2. Chi trả lãi 75,574 137,628 102,233 182,1 74,3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương huế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w