Thị phần thẻ của các ngân hàng tại Huế năm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương huế (Trang 41 - 45)

II. Phân theo trình độ

2.3.2.Thị phần thẻ của các ngân hàng tại Huế năm

9. Thu nhập sau thuế 1,579 11,779 215,465 746,0 1829,

2.3.2.Thị phần thẻ của các ngân hàng tại Huế năm

Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong những năm qua, tình hình kinh tế của tỉnh đạt nhiều thành quả nổi bật, tăng trưởng bình quân đạt trên 10%, GDP bình quân đầu người đạt trên 1000 USD. Nhận thấy được tiềm năng phát triển của địa phương do vậy các nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn muốn mở rộng tìm kiếm cơ hội trên địa bàn đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Những năm trở lại đây hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã phát triển khá nhanh, hiện tại có khoảng 23 ngân hàng đang hoạt động. Sự phát triển ồ ạt tất yếu sẽ tạo tính cạnh tranh khốc liệt trong hoạt động dịch vụ của của các ngân hàng

trên địa bàn với nhau. Do vậy hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ cũng không đứng ngoài xu thế này.

Bảng 4. Hoạt động kinh doanh thẻ tại VCB Huế năm 2009 Ngân hàng Số máy ATM Số thẻ ATM đã

phát hành Thị phần thẻ ATM (%) Vietcombank 26 63.035 37,2 Agribank 16 26.935 15,9 Vietinbank 15 47.998 28,4 Techcombank 7 7.471 4,4 Đông Á Bank 15 13.386 7,9 Các NH khác 13 10.396 6,2 Tổng 80 169.221 100

(Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế)

Biểu đồ 1. Thị phần thẻ của các NHTM tại địa bàn TT-Huế năm 2009

Bảng 5. Thị phần thẻ của VCB Huế qua các năm 2007 – 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 08/07 09/08

% %

Số ĐVCNT 108 120 137 111,1 114,2

Số máy 22 23 26 104,5 113,0

Số thẻ 48.629 59.043 63.035 121,4 106,8

Thị phần (%) 45,2 39,7 37,2 87,8 93,7

(Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế)Cho đến năm 2009, hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế vẫn luôn dẫn đầu tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thị phần thẻ của VCB tại Huế là 37,2%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác như NH Công Thương với 28,4%, NH Phát triển với 15,9%, NH Đông Á với 7,9%... Số lượng phát hành thẻ năm 2008 đạt 59043 thẻ, tăng 21,4% so với năm 2007, năm 2009 phát hành 63035 tăng 6,8% so với năm 2008. Trong khi đó, thị phần thẻ của VCB trong 3 năm có xu hướng giảm, cụ thể, năm 2007 chi nhánh chiếm 45,2% thị phần, nhưng tới năm 2007 là 39,7% và 2009 thị phần chỉ còn lại 37,2%. Điều này được giải thích áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, và các ngân hàng đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường thẻ, khiến cho thị phần của chi nhánh có xu hướng giảm. Tuy nhiên một tín hiệu tích cực đó là số ĐVCNT của chi nhánh tăng đều trong 3 năm, qua 3 năm số ĐVCNT tăng lên 29 (trong đó 12 ĐVCNT tăng trong năm 2008 và 17 ĐVCNT tăng trong năm 2009), điều này cho thấy chi nhánh đã có những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thanh toán qua thẻ trên toàn địa bàn tỉnh.

Bảng 6. Hoạt động của hệ thống ATM trong giai đoạn 2007 – 2009

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 08/07 09/08

% %

Doanh số rút tiền mặt Tỷ VNĐ 461 522 574 113,2 110,0 Doanh số chuyển khoản Tỷ VNĐ 69,9 71,3 76 102,0 106,6

Doanh số thanh toán Tỷ VNĐ 3,1 3,7 5,0 119,4 135,1

Tổng giá trị giao dịch Tỷ VNĐ 534 597 655 111,8 109,7

(Nguồn: Phòng Thanh toán thẻ VCB Huế)

Dựa vào bảng trên, có thể thấy tổng giá trị giao dịch qua hệ thống giao dịch tự động của VCB Huế qua 3 năm đều có sự tăng trưởng dương, năm 2008 so với năm 2007 là 63 tỷ VNĐ tương ứng 11,8%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 58 tỷ VNĐ tương ứng 9,7%. Trong tổng giá trị giao dịch thì chiểm tỷ trọng lớn nhất vẫn là doanh số rút tiền mặt, trong khi đó doanh số thanh toán và doanh số chuyển khoản chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư chiếm đa số trong các giao dịch. Khách hàng sử dụng dịch vụ rút tiền tại máy ATM thay vì đến ngân hàng rút tiền để giảm bớt nhiều thủ tục phức tạp và thời gian chờ đợi quá dài. Chi nhánh VCB Huế đã có những cố gắng nhất định, với việc đưa thêm vào sử dụng 3 máy ATM tại địa bàn Huế, chi nhánh đã nâng số máy lên thành 26 máy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong giao dịch. Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy mức tăng doanh số chuyển khoản và thanh toán có dấu hiệu tốt, cụ thể mức tăng doanh số chuyển khoản là 6,6% năm 2009 so với 2,0% năm 2008, mức tăng doanh số thanh toán tăng nhanh 35,1% năm 2009 so với 19,4% năm 2008. Tuy nhiên, mức tăng tổng giá trị giao dịch giảm 2,1% năm 2009 so với năm 2008, tốc độ tăng của doanh số rút tiền mặt giảm từ 13,2% năm 2008 xuống còn 10% năm 2009. Trong khi đó, số máy ATM vẫn tăng trong 2 năm, điều này cho thấy hoạt động giao dịch qua thẻ ATM của VCB Huế đang có dấu hiệu giảm sút, ngân hàng đang mất dần thị phần của mình vào các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là Đông Á, Vietinbank… Thêm vào đó, gần đây thường xảy ra trục trặc như máy hết tiền, nuốt thẻ, tạm ngưng hoạt động do bảo trì, bảo dưỡng… đã gây ra tâm lý chán nản, hoang mang cho khách hàng trong một thời gian. Bên cạnh đó, mạng lưới ATM của chi nhánh VCB Huế chưa triển khai đến các huyện và các vùng phụ cận, thông tin về các điểm đặt máy ATM còn thiếu, công tác quảng bá sản phẩm còn rất manh mún, chưa chuyên nghiệp, chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy, trong thời gian tới, VCB cần phải có

những thay đổi kịp thời nhằm lấy lại lòng tin từ khách hàng, cũng như tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương huế (Trang 41 - 45)