Giải pháp về sản phẩm, dịch vụ 1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ý KIẾN KHÁCH HÀNG về CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ của CÔNG TY cổ PHẦN CÔNG NGHỆ BÌNH MINH (Trang 67 - 69)

N Thấp nhất Cao nhất Thống kê Độ lệch chuẩn

3.2.2 Giải pháp về sản phẩm, dịch vụ 1 Căn cứ đề xuất giải pháp

3.2.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, tiến bộ của xã hội ngày nay; trình độ nhận thức của người tiêu dùng không ngừng nâng cao, thời gian dành cho việc mua sắm càng ít nên

họ thường chọn những hàng hóa có tính tiện lợi đồng thời phải có chất lượng cao. Nắm bắt được xu hướng này, các đơn vị kinh doanh phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình có như vậy sản phẩm mới bán được trên thị trường. Nguyên tắc trong kinh doanh đó là chúng ta bán những gì khách hàng cần chứ không phải bán những gì chúng ta có.

Theo kết quả phân tích ở trên cho thấy; chất lượng sản phẩm, dịch vụ có mối quan hệ với hoạt động chăm sóc khách hàng. Hoạt động chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau thì có những đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Nhóm khách hàng trẻ thường không có nhiều đòi hỏi, sản phẩm đảm bảo chất lượng nhưng quan trọng hơn cả là mẫu mã sản phẩm, đây là nhóm khách hàng tương đối dễ tính, trong khi đó nhóm khách hàng ở độ tuổi trung niên có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn sản phẩm có chất lượng cao, bền, đẹp, giá cả phải chăng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khách hàng đánh giá chưa cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty; mức độ thỏa mãn trung bình chỉ đạt 2.83. Khách hàng cho rằng sản phẩm của công ty chưa đa dạng, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và chất lượng còn thấp, giá cả chưa phù hợp.

3.2.2.2 Nội dung của giải pháp

Thứ nhất, công ty cần tiến hành nghiên cứu nhu cầu của thị trường, nhu cầu của

khách hàng và các đặc điểm cá nhân của những nhóm khách hàng khác nhau, từ đó xác định được nhu cầu thực tế của từng nhóm khách hàng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho nhiều nhóm khách hàng.

Thứ hai, công ty thực hiện chính sách định giá hợp lý, giá cả phải cân đối với chất

lượng sản phẩm cung cấp nhưng đảm bảo mức giá cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau.

Thứ ba, công ty cần tiến hành khảo sát các đặc điểm cá nhân của khách hàng qua đó

xem xét, đánh giá yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm của khách hàng để

đưa ra các chính sách kinh doanh phù hợp nhằm phục vụ tốt cho từng nhóm khách hàng khác nhau.

Thứ tư, công ty cần đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại vào sản xuất để tạo ra

những sản phẩm mới hiện đại và có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thứ năm, phải thường xuyên nghiên cứu thị trường sản phẩm nhằm nắm bắt xu

hướng phát triển của nó; để có chính sách cải tiến sản phẩm, dịch vụ nhằm tung ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp với thời đại, với mong muốn của khách hàng bởi vì sản phẩm công nghệ thông tin thường có vòng đời ngắn, thường xuyên thay đổi theo sự phát triển của khoa học công nghệ.

Thứ sáu, công ty có các chương trình theo rõi, phát triển các giải pháp đối với

những khách hàng không thỏa mãn.

Thứ bảy, công ty thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng chu đáo, đảm bảo chất

lượng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ý KIẾN KHÁCH HÀNG về CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ của CÔNG TY cổ PHẦN CÔNG NGHỆ BÌNH MINH (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w