c. Các yếu tố được khách hàng quan tâm khi lựa chọn dịch vụ Taxi:
2.2.5. Sự nhận biết của khách đối với Thương hiệu Taxi MaiLinh Huế
Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Nguyễn Tài Phúc
Biểu đồ 6: Các mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu ML Huế
(Nguồn: Số liệu điều tra – Câu hỏi 7, 8, 9)
Qua biểu đồ trên, chúng ta có thấy sự khác biệt nổi bật của Mai Linh Huế là sự nhận biết của khách hàng chỉ tập trung ở ba bậc cao nhất của tháp nhận biết, không có mức độ “hoàn toàn không biết”. Một yếu tố cần lưu ý nữa là càng lên bậc cao nhất của tháp nhận biết thương hiệu, tỷ lệ người nhận biết lại càng cao. Đây là điều trái ngược với mức độ nhận biết của khách hàng đối với những thương hiệu khác. Không kể mức độ “hoàn toàn không biết”, mức độ nhận biết thương hiệu thấp nhất là mức “nhắc mới nhớ”. Đối với thương hiệu Mai Linh, mức độ này chỉ chiếm tỷ lệ 4,3%. Lên mức độ nhận biết cao hơn, nghĩa là ở mức độ “không nhắc mà nhớ”, tỷ lệ này đạt mức 17,4%. Trong khi đó ở mức lý tưởng, tức ở mức “nhớ đến đầu tiên” (TOM), thì tỷ lệ này vô cùng khả quan (78,3%). Trong mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ nhận biết “nhớ đến đầu tiên” và hành vi mua của khách hàng, tỷ lệ nhận biết thương hiệu ở mức độ này giúp cho Mai Linh có nhiều thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Khi khách hàng có nhu cầu đi Taxi thì xác suất hãng Mai Linh được chọn sẽ cao hơn các hãng khác là điều tất yếu vì tỷ lệ khách hàng nghĩ ngay đến nó áp đảo hơn.
Để tìm hiểu sâu hơn về các mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu Mai Linh, chúng ta cần xem xét nó trong mối tương quan với các yếu tố khác như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập.
Bảng 13: Mối quan hệ giữa các mức độ nhận biết thương hiệu Mai Linh và độ tuổi khách hàng
Nhận biết Giới tính Nhớ đến đầu tiên (TOM) Không nhắc
mà nhớ Nhắc mới nhớ Hoàn toàn không biết Tổng
SL 44 10 3 0 57
% 77,2 17,5 5,3 0,0 100
SL 46 10 2 0 58
% 79,3 17,2 3,4 0,0 100
Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Nguyễn Tài Phúc
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Nhìn chung chúng ta có thể thấy không có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm đối tượng này trong việc nhận biết thương hiệu Mai Linh. Ở các mức độ nhận biết khác nhau, tỷ lệ so sánh giữa nam và nữ không chênh lệch nhau nhiều lắm. Để có cơ sở khoa học cho kết luận này, chúng ta tiến hành dùng kiểm định Chi Square để kiểm tra mối liên hệ giữa hai nhân tố này. Kết quả từ bảng phụ lục 7 cho thấy mức ý nghĩa quan sát bằng 0,889, lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Như vậy chúng ta chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 của chúng ta là có sự độc lập giữa biến mức độ nhận biết thương hiệu Mai Linh và biến giới tính. Điều đó có nghĩa là với độ tin cậy 95%, ta có thể nói rằng thương hiệu Mai Linh được khách hàng nhận biết ở mức độ như nhau đối với hai nhóm nam và nữ.
Vì ở từng nhóm tuổi có liên quan ở một mức độ nào đó với nghề nghiệp của khách hàng nên chúng ta có thể kết hợp cả hai bảng thống kê chéo về mối quan hệ giữa độ tuổi, nghề nghiệp với các mức độ nhận biết thương hiệu Mai Linh có cái nhìn tổng quan hơn về mối liên hệ giữa chúng. (xem bảng 14, 15)
Ở độ tuổi dưới 18 và từ 18 đến 24, khi mà phần lớn mọi khách hàng đều là HS-SV, sự nhận biết thương hiệu Mai Linh chủ yếu ở mức độ “nhớ đến đầu tiên” (hơn 90%). Ở lứa tuổi này, người ta rất nhạy bén với thông tin. Hình ảnh Mai Linh qua các chương trình quảng bá thương hiệu cũng theo đó mà dễ dàng để lại ấn tượng trong nhận thức của họ.
Bảng 14: Mối quan hệ giữa các mức độ nhận biết thương hiệu Mai Linh và độ tuổi khách hàng
Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Nguyễn Tài Phúc Mức độ nhận biết Độ tuổi Nhớ đến đầu tiên (TOM) Không nhắc mà nhớ Nhắc
mới nhớ Hoàn toàn không biết Tổng
SL 6 2 0 0 8 % 75,0 25,0 0,0 0,0 100,0 SL 25 1 0 0 26 % 96,2 3,8 0,0 0,0 100,0 SL 28 2 2 0 32 % 87,5 6,3 6,3 0,0 100,0 SL 15 8 2 0 25 % 60,0 32,0 8,0 0,0 100,0 SL 13 3 1 0 17 % 76,5 17,6 5,9 0,0 100,0 SL 3 4 0 0 7 % 42,9 57,1 0,0 0,0 100,0 SL 90 20 5 0 115 % 78,3 17,4 4,3 0,0 100,0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
Bảng 15: Mối quan hệ giữa các mức độ nhận biết thương hiệu Mai Linh và nghề nghiệp khách hàng Mức độ nhận biết Nghề nghiệp Nhớ đến đầu tiên (TOM) Không nhắc mà nhớ Nhắc mới nhớ Hoàn toàn không biết Tổng SL 26 2 0 0 28 % 92,9 7,1 0,0 0,0 100,0 SL 37 3 1 0 41 % 90,2 7,3 2,4 0,0 100,0 SL 23 13 4 0 40 % 57,5 32,5 10,0 0,0 100,0 SL 4 2 0 0 6 % 66,7 33,3 0,0 0,0 100,0 SL 90 20 5 0 115 % 78,3 17,4 4,3 0,0 100,0
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)
HS-SV là đối tượng rất thích tiếp thu những cái hay, cái mới. Mai Linh là một thương hiệu mạnh không chỉ ở Huế mà còn ở rất nhiều tỉnh thành khác, không chỉ ở lĩnh vực kinh doanh Taxi mà còn mở rộng ra nhiều loại hình vận tải khác nói chung. Chính vì vậy, đối tượng HS-SV nghĩ ngay đến Mai Linh hay biết đến Mai Linh mà không cần phải nhắc nhở khi nhắc đến dịch vụ Taxi cũng là điều dễ hiểu.
Đối với đối tượng CBCNVC và lao động buôn bán, chủ yếu là những người có độ tuổi từ 25 đến 54, mặc dù mức độ nhận biết thương hiệu Mai Linh ở cấp độ đầu tiên vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất (hơn 60%) trong các cấp độ nhận biết như tỷ lệ này không còn cao như lứa tuổi HS-SV nữa. Xét về các cấp độ nhận biết thương hiệu Mai Linh thì đôi khi những đối tượng này không thể nhớ tên gọi Mai Linh nếu không được nhắc nhở, gợi ý của người khác, tuy nhiên khi được hỗ trợ thì họ dễ dàng nhớ ra ngay.
Những người trên 55 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị về hưu hay đã nghỉ hưu. Ở giai đoạn này trí nhớ không phải lúc nào cũng còn minh mẫn nữa nên người ta không chú tâm nhớ nhiều thứ. Yếu tố này cũng phần nào đó ảnh hưởng đến sự nhận biết của họ đối với thương hiệu Mai Linh. Họ nhớ đến thương hiệu Mai Linh ngay khi nghe nhắc đến Taxi, hoặc có thể nhớ ra sau đó, chứ không có ai quên rồi khi được nhắc mới nhớ lại.
Qua những lập luận trên ta thấy rằng rất có thể sự nhận biết thương hiệu Mai Linh có mối quan hệ độ tuổi và nghề nghiệp khách hàng. Từ kết quả kiểm định Gamma và kiểm định Chi Square về mối quan hệ giữa chúng ở bảng phụ lục 8 và 9 giúp ta có cơ sở thừa nhận giả thiết đặt ra là có mối liên hệ giữa biến nhận biết thương hiệu Mai Linh và biến độ tuổi, nghề nghiệp. Theo kết quả có được, kiểm định Gamma về mối quan hệ giữa nhận biết thương hiệu Mai Linh với độ tuổi có mức ý nghĩa quan sát là 0,003, còn kiểm định Chi Square đối với nghề nghiệp trong mối quan hệ với sự nhận biết thương hiệu Mai Linh thì mức ý nghĩa quan sát là 0,005, cả hai giá trị Sig này đều nhỏ hơn giá trị kiểm định là 0,05. Do đó chúng ta có cơ sở để khẳng định nhận xét được đưa ra ban đầu là chính xác, nghĩa là độ tuổi và nghề nghiệp có ảnh hưởng đến các mức độ nhận biết của khách hàng tới thương hiệu Mai Linh Huế.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Nguyễn Tài Phúc
Để kiểm tra xem có hay không mối liên hệ giữa thu nhập của khách hàng đối với sự nhận biết thương hiệu Mai Linh, người thực hiện đề tài cũng tiến hành kiểm định bằng kiểm định mối quan hệ này bằng kiểm định Gamma. Kết quả kiểm định được thể hiện ở phụ lục 10 với mức nghĩa quan sát Sig.= 0,678, lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 nên chúng ta chưa có cơ sở để thừa nhận có sự ảnh hưởng của thu nhập đến sự nhận biết thương hiệu.