Đánh giá mức độ sử dụng Taxi của khách hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự nhận biết của khách hàng ở thành phố huế đối với thương hiệu taxi mai linh huế (Trang 34 - 37)

Biểu đồ 3: Mức độ sử dụng Taxi của khách hàng

Với câu hỏi: Anh chị đã từng sử dụng dịch vụ Taxi chưa? có nhiều phương án trả lời khác nhau của khách hàng. Nếu như họ chỉ đi khoảng từ 1 đến 5 lần trong một năm thì họ sẽ trả lời là “hiếm khi”, còn tính trung bình khoảng từ 1 hoặc nhiều hơn 1 lần/tháng thì câu trả lời sẽ là “thường xuyên” và ở giữa hai mức độ này là “thỉnh thoảng”. Kết quả điều tra cho phần lớn người dân sử dụng Taxi ở mức độ “thỉnh thoảng” (47% đối tượng điều thuộc loại này). Như vậy có thể thấy rằng người dân ở thành phố Huế chưa có thói quen đi lại bằng Taxi nên nhu cầu sử dụng Taxi vẫn chưa cao. Điều này còn thể hiện ở tỷ lệ người “hiếm khi” đi Taxi lên đến 30%. Những người có nhu cầu sử dụng Taxi “thường xuyên” rất ít, khoảng 10%, thuộc về những đối tượng có thu nhập và địa vị cao trong xã hội. Và không phải tất cả mọi người đều đã từng đi Taxi, trong số những người được phỏng vấn, có 13% chưa bao giờ đi Taxi, phần lớn họ là những người có thu nhập thấp. Qua đây chúng ta có thể thấy thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến thói quen đi Taxi của người dân (xem bảng 6). Đây cũng là điều dễ hiểu vì chi phí đi Taxi nếu so với các loại phương tiện khác như xe máy, xe buýt thì không phải là thấp.

Nếu xét tỷ lệ lớn nhất về số người có cùng thói quen về mức độ sử dụng Taxi ở từng mức thu nhập thì ta có thể dễ dàng nhận thấy quy luật là: ứng với mức thu nhập càng cao thì tỷ lệ này ứng với thói quen sử dụng Taxi ở mức độ càng nhiều. Với mức thu nhập dưới 1,5 triệu đồng/tháng, đa số mọi người “hiếm khi” đi Taxi (47,2%). Lên mức thu nhập cao hơn là từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng, thì tỷ lệ cao nhất là 40,6% tập trung đồng thời ở cả hai mức độ sử dụng là “hiếm khi” và “thỉnh thoảng”. Xét những người có mức thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng thì đại đa số (82,1%) đi Taxi ở mức độ “thỉnh thoảng”. Với mức thu nhập cao hơn 3 triệu đồng/tháng thì phần lớn mọi người “thường xuyên” đi Taxi, đặc biệt những người làm được trên 5 triệu đồng/tháng thì họ không còn “hiếm khi” đi Taxi nữa.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: TS. Nguyễn Tài Phúc Mức độ sử dụng Taxi Thu nhập hàng tháng Chưa

bao giờ Hiếm khi

Thỉnh thoảng Thường xuyên Tổng SL 8 17 11 0 36 % 22,2 47,2 30,6 0,0 100,0 SL 6 13 13 0 32 % 18,8 40,6 40,6 0,0 100,0 SL 1 2 23 2 28 % 3,6 7,1 82,1 7,1 100,0 SL 0 3 5 6 14 % 0,0 21,4 35,7 42,9 100,0 SL 0 0 2 3 5 % 0,0 0,0 40,0 60,0 100,0 SL 15 35 54 11 115

% 13,0 30,4 47,0 9,6 100,0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Trong thống kê, để kiểm định mối quan hệ giữa mức độ thường xuyên của việc sử dụng Taxi với yếu tố thu nhập, người ta sử dụng kiểm định Gamma vì đây là hai biến thứ bậc. Dựa vào bảng phụ lục 1 mô tả kết quả kiểm định Gamma về sự liên quan giữa thu nhập và mức độ sử dụng Taxi, ta có thể khẳng định rằng giả thiết chúng ta đặt ra ban đầu về việc có mối liên hệ giữa chúng là đúng vì mức ý nghĩa quan sát Sig = 0, nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05.

Việc lựa chọn đi lại bằng Taxi ngoài sự ảnh hưởng của thu nhập, rất có thể có liên quan đến độ tuổi cũng như nghề nghiệp của từng cá nhân. Nhưng để có cơ sở khoa học cho việc kết luận được chính xác hơn, chúng ta cần căn cứ vào kết quả kiểm định Chi Square về việc có hay không sự ảnh hưởng của nghề nghiệp đến mức độ sử dụng Taxi, còn mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ sử dụng Taxi được kiểm định bằng kiểm định Gamma. Kết quả từ bảng phụ lục 2 và 3 cho thấy rằng mức ý nghĩa quan sát của kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và độ tuổi với mức độ sử dụng Taxi tương ứng là 0,084 và 0,264, cả hai đều lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05. Điều này dẫn đến kết luận rằng chúng ta chưa có đủ cơ sở để khẳng định giả thiết chúng ta đã nghi ngờ ban đầu. Như vậy, cho dù người ta ở độ tuổi nào, làm việc gì đi nữa thì mức độ sử dụng Taxi không khác nhau mấy, vấn đề ảnh hưởng lớn nhất chính là họ kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề nghiệp của họ. Đây là một yếu tố rất đáng để quan tâm khi nghiên cứu mở rộng kinh doanh loại hình vận tải hành khách bằng Taxi. Muốn đánh giá được tiềm năng cho thị trường Taxi, thì yếu tố thu nhập cá nhân ở vùng đó là tiêu chí không thể bỏ qua. Khi nền kinh tế phát triển, mức sống người dân tăng lên thì nhu cầu sử dụng Taxi theo đó cũng tăng theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự nhận biết của khách hàng ở thành phố huế đối với thương hiệu taxi mai linh huế (Trang 34 - 37)