Nhận xét và kết luận

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán trong quyết định tài chính công ty đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 107 - 111)

D 0(l +g ) lR ,

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG sử DỤNG MÔ HÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH C Ô N G TY

4.1.3 Nhận xét và kết luận

V ề q u ả n lý t i ề n m ặ t , n h ữ n g k ế t l u ậ n sau đây được rút r a t ừ k ế t q u ả điều t r a v à t h ả o l u ậ n

về thực hành quản lý tiền mặt của doanh nghiệp tham gia khảo sát. Trước tiên, có khoảng 80 phần trăm doanh nghiệp luôn luôn hoặc thường xuyên soạn thảo kế hoạch

tiền mặt và việc soạn cũng như xem xét kế hoạch tiền mặt thường dựa theo định kỳ

hàng tháng. Ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ là hầu hết các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý doanh nghiệp ít khi được huấn luyện kỹ năng thực hành quản lý tài chính. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây cho thấy rằng doanh nghiệp bắt đầu quen với việc sử dỷng kế hoạch tiền mặt như là công cỷ trong việc hoạch định và kiểm soát

@/tự(ờttf. 4: 3£lửui lái tíuíe trạầiq. iử dung. mồ kình tvaiựi quyết đình tài eltúih eéiiíỊ tụ.

ngân lưu của doanh nghiệp. Mặt khác, khoảng 80 phần trăm doanh nghiệp quyết định tồn quỹ tiền mặt dựa trên cơ sở kinh nghiệm. Điều này cho thấy rằng kinh nghiệm vẫn còn quan trọng hơn là sử dụng lý thuyết trong thực hành quản trị tiền mặt, do các nhà quản lý thiếu công cụ quân trị hừu hiệu.

Ngoài ra, chỉ có 2,7 phần trăm trả lời rằng họ luôn luôn hoặc thường xuyên thiếu hụt tiền mặt cho chi tiêu trong khi có khoảng 40 phần trăm cho rằng họ luôn luôn hoặc thường xuyên dư thừa tiền mặt. Thế nhưng, chỉ có 19 phần trăm doanh nghiệp ký gửi tiền mặt dư thừa vào tài khoản ngân hàng, trong khi có đến 75 phần trăm không biết đầu tư tiền mặt nhàn rỗi vào đâu để sinh lợi. Phát hiện này cho thấy rằng vấn đề của doanh nghiệp là dư thừa tiền mặt tạm thời không biết đầu tư vào đâu chứ không phải là thiếu hụt tiền mặt cho chi tiêu. Một vấn để nừa là doanh nghiệp giừ quá nhiều tiền mặt nhằm đối phó với môi trường kinh doanh bất ổn, nghe có vẻ hợp lý nhưng như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và, do đó, sự đánh đổi giừa mục tiêu thanh khoản và sinh lợi cần phải được xem xét cẩn thận và thoa đáng hơn.

Không như ở các nước phát triển, do Việt Nam chưa có thị trường tiền tệ phát

triển nên các doanh nghiệp khó có thể đầu tư tiền tạm thời nhàn rỗi vào các công cụ thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, tín phiếu công ty (commercial papers), thuận nhận ngân hàng (bank acceptances), v.v... cho mục tiêu sinh lợi trong ngắn hạn. Thật ra, doanh nghiệp không có cơ hội chứ không phải là không biết đầu tư tiền nhàn rỗi tạm thời cho mục đích sinh lợi. Kết luận này đưa đến nhu cầu phát triển thị trường tiền tệ cùng với sự phát triển của thị trường vốn thay vì phát triển tách biệt như trong thời gian qua. Bên cạnh việc phát triển thị trường tiền tệ, các nhà hoạch định chính sách cũng cần có một sự kết nối các bộ phận khác của thị trường tài chính như thị trường vốn thị trường tiền tệ và thị trường hối đoái lại với nhau.

Liên quan đến quản trị khoản phải thu, 80 phần trăm doanh nghiệp luôn luôn hoặc thường xuyên bán chịu sản phẩm và 63 phần trăm luôn luôn hoặc thường xuyên thiết lập chính sách bán chịu đối với khách hàng trong khi có 7 phần trăm có khuynh hướng bán chịu cho bất cứ ai cần mua. Phát hiện này cho thấy rằng bán chịu sản phẩm là một xu hướng phổ biến, dặc biệt là diều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt. Kết quả là, việc quản trị khoản phải thu trên thực tế đã trở thành vấn đề cực kỳ quan trọng và việc xem xét mức độ của khoản phải thu và nợ quán hạn cần được tiến hành thường xuyên hơn. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các doanh nghiệp đều xem xét

&u(ơiiạ 4: OUlàa tái thực Iraiiạ ủi dung, mã lành trvtiạ <ỊỊUjỉt định ưu ehútk câng tụ.

khoản phải thu và nợ quá hạn theo định kỳ hàng tháng. Kết quả là tỷ lệ nợ quá hạn vẫn nằm trong vòng kiểm soát và ở mức độ hợp lý, hầu hết các doanh nghiệp đều có tỷ lệ nợ quán hạn không quá 10% doanh thu.

Cuối cùng, đối với thọc hành quản trị tồn kho, các doanh nghiệp vẫn có rất ít hiểu biết về các lý thuyết quản trị tồn kho. Dù rằng họ có thường xuyên xem xét và soạn thảo kế hoạch tồn kho nhưng khả năng ứng dụng các lý thuyết quản trị tồn kho rất hạn chê. Có trên 90 phần trăm doanh nghiệp quyết định mức tồn kho dọa trên cơ sở kinh nghiệm và khoảng 90 phần trăm không biết gì về mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ), một mô hình rất phổ biến trong quản trị tồn kho ở các nước phát triển. Cũng như quản trị tiền mặt, một lần nữa- kinh nghiệm của nhà quản lý vẫn đóng vai trò quan trọng hơn là lý thuyết và các công cụ quân lý hiệu quả.

4.2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG sử DỤNG CÁC MÔ HÌNH TRONG QUYẾT ĐỊNH

TÀI CHÍNH CÔNG TY NĂM 2004

Kết quả khảo sát năm 2000 cho thấy hầu hết các công ty ở Việt Nam đều ra quyết định tài chính dọa trên cơ sở kinh nghiệm và hầu như chưa có ý niệm gì về việc sử dụng các mô hình phân tích tài chính trước khi ra quyết định. Tuy nhiên sau bốn năm có thể nhận thức và hành vi của họ có phần nào thay đổi. Để hiểu hơn về thọc trạng sử dụng các mô hình trong quyết định tài chính công ty, một cuộc khảo sát nữa được tiến hành vào tháng 3 năm 2004.

4.2.1 Mô tả cuộc khảo sát

ơ cuộc khảo sát lần này, chúng tôi thọc hiện thảo luận và phỏng vấn chuyên sâu (depth

interview) đối với giám đốc tài chính và kế toán trưởng của 27 công ty đồng ý tham gia cuộc khảo sát và mong muốn được sử dụng thử nghiệm các kết quả nghiên cứu từ công trình này. Các công ty tham gia thảo luận và phỏng vấn chuyên sâu được chia làm ba nhóm. Nhóm Ì gồm có 7 công ty tham gia và cuộc phỏng vấn được tiến hành ở Khách sạn Cửu Long, thành phố cần Thơ. Nhóm 2 gồm có lo công ty tham gia và cuộc phỏng vấn được tiến hành ở trụ sở của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP). Cuối cùng, nhóm 3 gồm có lo công ty tham gia và cuộc phỏng vấn được thọc hiện ở Khách sạn

(ìhưtíiiiỊ 4: Xỉiảữ lát tíute ti tun/ lử đung mà kình tronạ lỊHạết itụík tài etúiilt C&IIỊỊ. tự

Sài Gòn Tourance, thành phố Đà Nang. Đại diện của 27 công ty này đã lần lượt trả lời các càu hỏi phỏng vấn và kết quả trả lời được ghi chép vào trong bảng câu hỏi được câu trúc sẵn. Trong số các công ty này, 40,7% đã được thành lập trên 10 năm, 50% công ty có giá trị tài sản trên 50 tỷ đồng. Có 18,5% các công ty khảo sát có doanh thu hoạt động dưữi lỗ tỷ đồng, và 66,7% có doanh thu trên 50 tỷ đồng. Mục 4.2.2 dưữi đây trình bày những kết quả thu nhận được từ cuộc khảo sát.

4.2.2 Kết quả khảo sát

4.2.2.1 Tình hình huy động vốn kinh doanh

Kết quả khảo sát tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh cho thấy nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh tốt (có khả năng sinh lợi) thường có khả năng cao hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Cụ thể có 100% doanh nghiệp không sinh lợi có tỷ lệ vốn vay chiếm 30-50% tổng nhu cầu vốn tài trợ cho các dự án đầu tư của mình. Có 30% doanh nghiệp kém sinh lợi sử dụng vốn vay chiếm 30-50% tổng vốn của doanh nghiệp, 20% sử dụng vốn vay từ 50-70% tổng vốn của doanh nghiệp, và có 50% doanh nghiệp loại này sử dụng vốn vay chiếm tỷ lệ trên 70%. Đối vữi doanh nghiệp sinh lợi cao, có 50% sử dụng vốn vay chiếm tỷ lệ trên 70%; có 30% sử dụng vốn vay chiếm tỷ lệ từ 50-70% tổng vốn và chỉ có 20% sử dụng vốn vay chiếm tỷ lệ dưữi 50% tổng vốn.

Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn vữi các nguồn vốn rẻ, là một điểu kiện cần thuận lợi giúp doanh nghiệp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của mình.

Về kênh huy động vốn, kết quả phỏng vấn cho thấy rằng kênh huy động vốn ưa

thích sử dụng là kênh huy động vốn từ các tổ chức tài chính và trung gian tài chính (48,3%), kế đến là sử dụng tổng hợp nhiều kênh huy động cùng một lúc (34 5%). Kênh huy động tiên tiến là thông qua thị trường chứng khoán lại không được ưa thích (3 4%). Điểu này là dễ hiểu trong bối cảnh non trẻ, chưa ổn định, và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam đối vữi doanh nghiệp nói chung. Hơn nữa do các công ty cổ phần niêm yết còn hạn chế tham gia cuộc khảo sát này, chỉ có Agiíìsh tham gia vữi tư cách đại diện cho công ty đã niêm yết.

&uúứtạ 4: 3ƠIÍLII lát títựe trung, sử dụm/ MIỜ lùi lít tron ọ tỊuụẾl định tài rít ị nít eỏjtíj. tự

Cơ sở chọn lựa nguồn vốn của các doanh nghiệp chủyếu là dựa trên k h ả năng t i ế p cận nguồn vốn (chiếm đến 75%). Đây là một thực tiễn của hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam, khi mà các qui định về an toàn vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn rợt chặt, làm hạn chế các chọn lựa về các loại nguồn vốn khác nhau mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Mõ hình cợu trúc vốn tối ưu có thể là một mô hình tốt trong việc chọn lựa một qui mõ vốn hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng nó lại khó thực hiện được trong thực tiễn, chỉ có 12,5% ứng dụng mô hình này trong việc chọn lựa nguồn vốn. Điểu này cho thợy mặc dù mong muốn của doanh nghiệp trong việc ứng dụng mô hình chọn lựa cợu trúc vốn là có, nhưng thực tiễn không cho phép thực hiện mong muốn này. Có thể kết luận rằng việc nhận thức và ứng dụng mô hình ra quyết định chọn lựa nguồn vốn vào thực tiễn trong điều kiện Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, cả về phía các nhà nghiên cứu lẫn thực hành.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán trong quyết định tài chính công ty đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)