Giải pháp về xác định giới hạn hợp pháp đối với hạn chếcạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả luật cạnh tranh trong thực tiễn (Trang 149 - 154)

. Để thực thi Luật có hiệu quả, điều rất quan trọng ở đây là phải đảm bảo cho những ngư ời có q u y ề n và l ợ i ích bị xâm hại dễ dàng

8. Giải pháp về xác định giới hạn hợp pháp đối với hạn chếcạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

đồng chuyển giao công nghệ

Pháp luật luôn luôn có mục đích là duy trì và bảo vệ nguyên tắc tự do hợp đồng như là quyền cơ bản của cá nhân. Tuy nhiên, không vì thế m à m ọ i thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng đều có thể được phép. Trong m ố i quan hệ này chính là những giới hạn nhất định m à pháp luật cạnh tranh có thể đưa ra. Điều này cũng đã được ghi nhận trong nguyên tắc của pháp luật dân sự đó là bảo vệ sự bình đẳng của các bên k h i tham gia quan hệ hợp đồng.

Thông thường, trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên tiếp nhận công nghệ thường có vị thế y ế u so v ớ i bên chuyển giao công nghệ. Trên thực tế ở các nước, xảy ra rất n h i ề u những trường họp bên chuyển giao công nghệ lạm dụng vị trí và ưu t h ế của mình để áp đặt những điều kiện khó khăn và hạn chế cạnh tranh cho bên tiếp nhận công nghệ như hạn chế về nguồn cung cấp nguyên liệu, kỹ thuật, số lượng, chất lượng giới hạn thị trường tiêu thụ... Bên chuyển giao công nghệ hoàn toàn có thể ép buộc bên tiếp nhận công nghệ chấp nhận các ràng buộc, khống chế, hạn chế không

CÓ liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ. về bản chất, đây là các quy định nhằm mục đích là hạn chế cạnh tranh (bên nhận công nghệ có thể không còn q u y ề n tự do lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, đại lý bán sản phẩm, thị trường tiêu thụ hay giá bán sản phẩm... m à phải tuân theo những ràng buẫc trong hợp đồng chuyển giao công nghệ). Thậm chí, các chủ thể trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có thê thoa thuận những điều khoản nhàm loại trừ sự cạnh tranh lẫn nhau (pool agreement). Những sự hạn chế đó có thể làm thiệt hại rất lớn cho bên tiếp nhận công nghệ qua đó quyền l ợ i của bên t h ứ 3 (khách hàng của bên tiếp nhận công nghệ, người tiêu dùng...) cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Để giải quyết vấn đề này, rất cần thiết phải có quy định của pháp luật điều chỉnh hợp đồng chuyển giao công nghệ dưới giác đẫ hạn chế cạnh tranh.

N ế u pháp luật cạnh tranh nhằm bảo vệ sự t ự do cạnh tranh cũng như chống lại các hành v i phản cạnh tranh, hành v i ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường thì pháp luật v ề bảo hẫ sờ hữu công nghiệp, v ề chuyển giao công nghệ thông thường lại củng cố sự đẫc q u y ề n của chù sờ hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo đó, chủ sờ h ữ u các đối tượng đó có q u y ề n khai thác nó bằng nhiều cách, kể cả chuyển cho người khác và ngăn cản việc sử dụng trái phép các đối tượng này từ bất kỳ chủ t h ế nào khác. Điều này dường như xung đẫt v ớ i các nguyên tắc cơ bản của pháp luật chổng hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, sự xung đẫt đó không phải là bản chất trong sự điều chỉnh của pháp luật, m à có thể thấy hai lĩnh vực này đều hướng t ớ i mục tiêu căn bản là bảo vệ sự cạnh tranh chính đáng, bảo vệ những chủ thể có năng lực cạnh tranh cao và qua đó bảo vệ l ợ i ích của nguôi tiêu dùng và xã hẫi. v ấ n đề là phải xác định giới hạn hợp pháp của những thoa thuận giữa các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, sao cho q u y ề n và l ợ i ích của bên tiếp nhận công nghệ không bị thiệt hại đáng kể và hạn chế cạnh tranh không diễn ra quá mức.

D ướ i giác đẫ của việc mua bán các đối tượng sở hữu công nghiệp, Luật Cạnh tranh m ớ i chi dừng lại ở việc quy định thoa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ khi các bên tham gia thoa thuận có thị phần kết họp ưên thị trường liên quan t ừ 3 0 % trở lên (khoản 4 Điều 8, khoản 2 Điều 9). V à doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ bị cấm thực hiện hành v i cản trờ sự phát triển kỹ thuật, công nghệ, gây thiệt hại cho khách hàng (khoản 3 Điều 13). Nghị định số 116/2005/NĐ-CP giải thích những hành v i nêu trên chính là việc mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu huy không sử dụng. Thông qua hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, các bên cũng có thể áp đặt các điều kiện nhàm duy trì sự đẫc quyền khai thác mẫt đối tượng sờ hữu công nghiệp nào đó và qua đó chi phối các điều kiện thương mại của bên tiếp nhận sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc thoa thuận quyết định giá cả, số lượng, chất lượng trên thị trường. N h ư vậy, liên quan đến sự thoa thuận của các bên trong hợp

đồng chuyển giao công nghệ, Luật Cạnh tranh chưa có quy định nào đề cập trực tiêp tới giới hạn hợp pháp làm định hướng để các bên xây dựng.

Mặt khác, ngay chính Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ cũng không đề cập đến những khía cạnh vi phạm quyên và nghĩa vụ của các bên cũng như hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Một số quy địnhvề "Những điều khoản không được đua vào Hợp đông" tại

Điều 13 của Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ nhàm đảm bảo quyền lợi cho bên tiếp nhận công nghệ đã không được Nghị định 11/2005/NĐ-CP kể trên kế thứa. Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay, dự án Luật về chuyển giao công nghệ còn đang trong quá trình xây dựng nên đây cũng là một nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu. Điều này, hiện tại, đê lại một "lỗ hổng" lớn trong việc điều tiết các hành v i hạn chế cạnh tranh.

Bởi vậy, chúng tòi đề xuất là cần phải bổ sung quy định điều chỉnh vấn đề hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao công nghệ trong Luật Cạnh tranh (hoặc tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hóa các quy định về chống hạn chế cạnh tranh). Quy định này nên nội hàm những vấn đề sau:

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ bị vô hiệu khi bên tiếp nhận công nghệ phải chấp nhận những hạn chế quá mức gây thiệt hại cho chính họ và khách hàng của họ hoặc nội dung hợp đồng đã gây ra hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường liên quan.

- Xác định những trường hợp miễn trứ khi có hạn chế cạnh tranh khi có lý do chính đáng (nhàm để tiếp nhận công nghệ mới, đổi mới công nghệ, sàn xuất hàng hóa có tính chiến lược...) hoặc có thông báo về những vấn đề hạn chế cạnh tranh sẽ được miễn trứ sau một thời gian đề nghị miễn trứ.

- Ngay cả khi Luật về chuyển giao công nghệ trong tương lai được thông qua thì vẫn cần phải bổ sung quy định tương ứng này trong Luật Cạnh tranh, vì Luật Cạnh tranh điều tiết vấn đề hạn chế cạnh tranh một cách đặc thù. 9. Một số đề xuất khác

Để triển khai thi hành Luật Cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành một số nghị định nhằm hướng dẫn thi hành và cụ thể hoa một số quy định của Luật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ dẫn đến khó khăn vướng mác trong việc áp dụng Luật. Điển hình là những vấn đề dưới đây cần phải được tiếp tục bổ sung bàng những văn bản hướng dẫn thi hành:

- Xác định mục đích của Luật Cạnh tranh: do tính đặc thù lĩnh vực cạnh tranh - việc

xây dựng Luật Cạnh tranh là nhằm tạo ra cơ sờ pháp lý của môi trường cạnh tranh lành mạnh công bàng cho các chủ thể kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường.

Thực chất, đây là sự giới hạn quyền tự do kinh doanh, tự do khế ước thông qua việc quy định các mô hình hành vi ứng xử cho các chủ thể tham gia kinh doanh của Luật Cạnh tranh.

Nhìn lại Luật Cạnh tranh Việt Nam (kể cà các văn bản hướng dẫn thi hành) có thể dễ dàng nhận thấy rằng mục đích của Luật đã không đườc đề cập tới dưới bất kỳ hình thức nào. Với tính cách là "Hiến pháp của kinh tế" và là đạo luật có tínhmềm dẻo, linh hoạt, Luật Cạnh tranh chứa đựng rất nhiều quy định xác định hành vi vi phạm trên cơ sờ định tính mà không thể định lường. Bên cạnh đó, các hành vi cạnh tranh trên thị trường cũng diễn ra rất đa dạng, phức tạp và luôn có sự thay đổi ờ mỗi thời

điểm, ở mỗi khu vực thị trường, ờ mỗi ngành hàng hoa, dịch vụ đặc thù, phương

pháp kinh doanh... Bởi vậy, việc xác định ranh giới hờp pháp hay bất hờp pháp của

rất nhiều hành v i không có tiêu chí chung và phải tùy thuộc vào mỗi trường hờp cụ thể và đặc biệt phải cần tới sự hỗ trờ của mục đích điều chỉnh của Luật. Mục đích này, về căn bản, thể hiện chính sách cạnh tranh của nhà nước. Chính sách đó có thể un tiên khuyến khích cạnh tranh, bảo vệ cấu trúc thị trường, bảo vệ người tiêu dùng hay bảo vệ lời ích chung của xã hội. Như thế mới có cơ sờ và định hướng cho các chủ thể tiến hành tố tụng cạnh tranh giải quyết từng vụ việc cạnh tranh, nhất là các vụ việc phức tạp một cách khách quan, đúng đắn.

Việc nêu rõ mục đích của Luật Cạnh tranh sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan có một "kim chi nam " cho việc thực thi Luật trong bối cảnh hoạt động cạnh tranh kinh tế vô cùng đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, việc thực thi Luật cũng sẽ dễ dàng hơn ngay cả trong những trường hờp phát sinh những hành vi, phương

thức cạnh tranh mới mà các nhà làm luật vào thời điểm ban hành đã không thể dự

đoán trước đườc. Vì vậy, chúng tôi cho ràng việc bổ sung mục đích vào lời mờ đầu

của Luật Cạnh tranh hoặc trong chương đầu tiên về các quy định chung là hết sức cần thiết cho việc thực thi Luật trong cuộc sống. Luật Cạnh tranh phải có mục đích quan trọng là nhằm xác định chính sách định hướng của nhà nước về cạnh tranh. Luật Cạnh tranh không đơn thuần đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh diễn ra lành mạnh, năng động, đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo quyền tự do cạnh tranh của các chủ thể cũng như bảo vệ lời ích công cộng, quyền và lời ích hờp pháp của các chủ thể kinh doanh mà còn phải xác định đườc đối tường đườc bào vệ nào cần đườc

ưu tiên bảo vệ.

- Phán biệt thoa thuận chiều dọc, thoa thuận chiểu ngang.

Như trên đã đề cập, về cơ bản thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tồn tại dưới 2 dạng, đó là: thỏa

thuận dọc và thỏa thuậng ngang. Do thoa thuận ngang là các thoa thuận đườc thực hiện giữa các chủ thể là doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp... cùng cấp độ kinh doanh, cho nên những loại thỏa thuận theo chiều ngang phổ biến là thỏa thuận liên quan tới

giá cả, phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường. Trong khi đó, các thoa thuận dọc là các thoa thuận được thực hiện giữa các chù thể kinh doanh hay các hiệp hội doanh nghiệp - khác cấp độ kinh doanh, nên những hành v i phổ biến trong thỏa thuận theo chiều dọc là ấn định lại giá bán, phân phối độc quyền theo lãnh thổ hoớc nhóm khách hàng...

Để đàm bảo cho việc áp dụng Luật một cách khách quan, công bằng đối với từng trường hợp cụ thể tùy theo tính chất, mức độ của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, chúng tôi đề xuất là cần phải có sự hướng dẫn cụ thể bổ sung để phân biệt rõ ràng và áp dụng phù hợp đổi với hai loại thỏa thuận nói trên.

Bên cạnh đó việc kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng cần lưu ý như sau:

Thứ nhất: Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hội đủ điều kiện quy định của Luật thì

sẽ bị cấm. Ngoài những hình thức xử lý được quy định trong Luật Cạnh tranh, chủ thể tham gia thoa thuận còn có thể bị áp dụng chế tài giống như tuyên bố họp đồng vô hiệu (về cơ bản dựa trên nguyên tắc xử lý hợp đồng vò hiệu trong Bộ luật Dân sự hiện hành). Việc tuyên bố các thoa thuận vô hiệu này cần được cụ thể hoa thêm ờ các văn bàn hướng dẫn.

Thứ hai: Khi xác định thị phần của một doanh nghiệp nói chung và tính thị phần kết hợp nói riêng cần triệt để áp dụng các tiêu chí về thị trường liên quan dưới 2 giác độ về thị trường sản phẩm và địa lý. Bên cạnh đó, tiêu chí về thời gian cũng phải được chú ý bởi lẽ, nhiều hàng hoa, dịch vụ chỉ được cung cấp theo mùa vụ hoớc trong những khoảng thời gian nhất định. Khi thời gian đó qua đi, những hàng hoa, dịch vụ tương ứng đó sẽ không có sức cạnh tranh và không nên được xem xét trong phạm vi của thị trường liên quan.

- Xác định nguyên tắc và trường hợp áp dụng miễn trừ

Pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực pháp luật rất linh hoạt và mềm dẻo trong khi áp dụng. Đớc trưng cơ bản của những hành vi hạn chế cạnh tranh dưới giác độ pháp luật là tính "có thể bị cẩm " của chúng. Tính "có thế bị cấm " làm cho những công chức có thẩm quyền áp dụng luật phải rất thận trọng khi xử lý vụ việc. Thông qua xem xét miễn trừ cho những trường hợp do những hoàn cảnh khách quan, việc xử lý hành vi có dấu hiệu hạn chế cạnh tranh sẽ đảm bào được yếu tố công bàng hơn. Nói cách khác tính "cứng rắn" của quy định cấm trong Luật Cạnh tranh sẽ được giảm thiểu bởi việc xác định những trường hợp miễn trừ. Quyền lợi của các bên có liên quan sẽ

phải được xem xét và cân nhắc thận trọng để có thể đưa ra một kết luận một cách đúng đắn và công bàng, liệu một hành vi hạn chế cạnh tranh có được miễn trừ hay không. Thực chất, xác định các trường hợp ngoại lệ để miễn trừ chính là chú ý hơn đến quyền lợi của doanh nghiệp có sức mạnh thị trường, muốn chiếm ưu thế trong

cạnh tranh. Luật Cạnh tranh chỉ đề cập nguyên tắc và các trường hợp áp dụng miên trừ đối v ớ i thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế. Theo Điều 10 và 19 Luật Cạnh tranh thì các trường họp miễn trừ chỉ được áp dụng riêng đôi v ớ i thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc diện bị cằm và tập trung kinh tế. N h ư vậy, các hành v i càn trờ cạnh tranh (có tính đơn phương) của doanh nghiệp, cụ thể là các hành v i lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và độc quyền nằm ngoài phạm v i của việc xem xét miễn trừ.

Bên cạnh đó, các hành v i lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cụ thể được quy định tại Điều 13 cũng không đề cập t ớ i phương hướng x ử lý k h i có lý do chính đáng.

Trong thực tiễn thương m ạ i xuằt hiện rằt nhiều hoàn cảnh, tình huống cằp thiêt vì lý

do kinh tế m à qua đó doanh nghiệp kinh doanh buộc phải t i ế n hành những hành v i cạnh tranh có dằu hiệu của việc lạm đụng sức mạnh của mình. Hành v i bán giá tháp hàng hoa dịch v ụ là một ví dụ điển hình. C ó thể kể đến những hoàn cảnh đã k h i ế n cho doanh nghiệp cần phải bán hàng hoa và cung cằp dịch vụ giá thằp như: cửa hàng mới khai trương (gia nhập thị trường), k h i một sản phẩm m ớ i được đưa ra thị trường, hàng hoa đang có x u hướng hư hỏng, kỹ thuật lạc hậu hoặc hết "mốt" hoặc doanh nghiệp buộc phải giảm giá do giá cả trên thị trường xuống đột ngột. Sự giảm giá k h i mua vào hoặc trường họp giá ở đầu vào bị nâng một cách đột ngột cũng là những cơ sở có thể được xem xét miễn trừ. Bán giá thằp trong những trường hợp như thế,

thông thường được coi là ngoại lệ và có thể xem xét miễn t r ừ1 0 1

. Bởi vậy, chúng tôi đề xuằt những ý k i ế n như sau: Bởi vậy, chúng tôi đề xuằt những ý k i ế n như sau:

- Trường hợp miễn trừ đối v ớ i thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải dựa trên

các nguyên tắc cơ bàn sau:

+ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải đem lại l ợ i ích kinh tế - xã hội lớn

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả luật cạnh tranh trong thực tiễn (Trang 149 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)