Trong lĩnh vực quảng cáo

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả luật cạnh tranh trong thực tiễn (Trang 59 - 60)

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo đã được điều chỉnh bởi nhiều quy định trong một số văn bản pháp luật khác nhau. Chẳng hạn, các hành vi: đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự cặa người khác (Khoản 4, Điều l o , Luật Báo chí năm 1990); quảng cáo so sánh gây nhầm lẫn cho khách hàng, quảng cáo không trung thực, sai sự thật, gây thiệt hại đến lợi ích cặa

người khác... (Điều 9 và Điều 192 Luật Thương mại năm 1997, Điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/4/1999, Điều 8 Pháp lệnh Chất lượng hàng hoa ngày 4/7/2000, Điều 6 Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994 về hoạt động quảng cáo). Các quy định có liên quan đến quảng cáo nói trên tuy đã liệt kê được một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo nhung chúng chua xác định được những chế tài và hậu quả pháp lý thích ứng cho từng vi phạm

Pháp lệnh Quàng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001 và Nghị định

24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quang cáo

định nói trên đã quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo nhàm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ và của người tiêu dùng.

- Trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Nghị định 12/1999/NĐ-CP cùa Chính phủ ngày 6/3/1999 về xử phạt v i phạm hành chính trong lĩnh vục công nghiệp đã có nhiều quy địnhvề hình thức xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình xác lập, thực hiện, bảo hộ quyền sờ hữu công nghiệp (tổ Điều 5 đến Điều 9). Trong số các hành vi vi phạm đó nhiều hành vi có thể được xem là hành v i cạnh tranh không lành mạnh như: xác lập, thực hiện quyền sờ hữu công nghiệp để khống chế thị trường một cách bất hợp pháp, thủ tiêu đổi tượng sờ hữu công nghiệp, hạn chế hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác, lợi dụng hoặc hạ thấp uy tín thương mại của cơ sở kinh doanh khác (khoản Ì Điều 5); Sử dụng thông tin gây nhầm lẫn hoặc lổa dổi người tiêu dùng về

xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng... của hàng hóa, dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hoa (khoản Ì, khoản 2b Điều 6, khoản 2 Điều 8). Mặc dù việc ban hành Nghị định này nhằm xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vục bảo hộ và quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp, nhưng ờ mức độ nhất định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hậu quả pháp lý do thực hiện hành v i đó đã được đề cập đến trong văn bản này.

- Trong lĩnh vực đấu thầu

Trong các lĩnh vực cạnh tranh, đấu thầu là lĩnh vực diễn ra khá gay gắt sự cạnh tranh "ngầm" và không lành mạnh thông qua các hành vi thông đồng, móc ngoặc, hối lộ, gian lận... khi nộp, xét hồ sơ dự thầu. Một số quy định cho sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực này đã bước đầu được xác lập. Các quy địnhvề đấu thầu trong Luật Thương mại năm 1997, Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/9/1999 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 14/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/5/2000)28 là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động đấu thầu. Mục tiêu của công tác đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình tuyên chọn nhà đấu thầu và việc đấu tranh chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một nhiệm vụ quan trọng đã bước đầu đuợc quan tâm khi xây dụng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động này.

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả luật cạnh tranh trong thực tiễn (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)