Quản lý nhà nƣớc đối với VTHKCC ở đô thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 38 - 40)

VTHKCC giữ vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu đi lại của ngƣời dân đô thị và đƣợc coi là công cụ điều tiết những tác động tiêu cực do vận tải cá nhân gây ra. Chính vì vậy, VTHKCC cần đƣợc khuyến khích phát triển và cải thiện chất lƣợng để thu hút ngƣời dân sử dụng [2], [12], [29], 33].

Đối với VTHKCC thì QLNN có những chức năng chủ yếu sau:

- Định hƣớng chiến lƣợc phát triển lực lƣợng VTHKCC phù hợp với định hƣớng phát triển GTVT nói chung. Định hƣớng phát triển VTHKCC là một bộ phận trong chiến lƣợc phát triển hệ thống vận tải đô thị, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống GTVT đô thị.

- Xây dựng quy hoạch phát triển VTHKCC phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với các quy hoạch tổng thể, quy hoạch GTVT. Quy hoạch phát triển VTHKCC phải cụ thể hoá các nội dung trong quy hoạch GTVT và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đô thị.

Phát triển VTHKCC nhằm đảm bảo tính hợp lý và đầy đủ về cơ cấu phƣơng tiện đi lại trong đô thị. Trong đô thị, ngoài một số loại hình vận tải chủ lực nhƣ tàu điện, tàu điện ngầm, còn cần phải có các loại hình vận tải khác nhƣ xe buýt, taxi ... để tạo thành một hệ thống vận tải thống nhất, đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân một cách tốt nhất.

- Tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng. Môi trƣờng kinh doanh ở đây đƣợc hiểu là cơ chế chính sách của Nhà nƣớc bình đẳng để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, hạn chế tối đa sự độc quyền.

- Điều tiết, giám sát xử lý vi phạm. QLNN phải giám sát đƣợc hoạt động VTHKCC trên một số lĩnh vực quan trọng: Chất lƣợng phục vụ, giá cƣớc vận tải, việc sử dụng trợ giá của Nhà nƣớc,...

Về bản chất quản lý VTHKCC là định hƣớng, tạo hành lang và phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm và mối quan hệ giữa đơn vị quản lý Nhà nƣớc, các nhà cung ứng dịch vụ và hành khách đi xe (Hình 1.7).

Hình 1.7 Mô phỏng hoạt động VTHKCC trong đô thị

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước về VTHKCC:

Trực tiếp cung ứng hoặc đặt hàng doanh nghiệp cung ứng với các tiêu chuẩn qui định.

Xác định chính sách giá vé và hình thức trợ giá: Căn cứ vào thực tế của thành phố và khả năng chi trả của ngƣời dân để quy định về giá vé trên nguyên tắc đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của hành khách cũng nhƣ cân đối lợi ích chung của cả cộng đồng và toàn xã hội.

Tiếp nhận thông tin phản hồi của hành khách: Các thông tin của hành khách là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nƣớc nghiệm thu sản phẩm đồng thời điều chỉnh lại mức trợ giá hoặc hợp đồng của giai đoạn tiếp theo.

Giám sát và nghiệm thu sản phẩm: Mục đích của giám sát là nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động xe buýt và đảm bảo chất lƣợng dịch vụ trên tuyến mà các doanh nghiệp cung ứng đã đăng ký với Nhà nƣớc.

Về phía doanh nghiệp:

Căn cứ vào yêu cầu đặt hàng để thực hiện hoạt động kinh doanh: Khi có yêu cầu đặt hàng, doanh nghiệp bắt đầu thực hiện các công việc nhƣ đầu tƣ mua sắm phƣơng tiện, các trang thiết bị, tổ chức hoạt động khai thác trên tuyến theo tần suất phục vụ. Cung ứng dịch vụ VTHKCC cho hành khách theo đặt hàng của Nhà nƣớc cũng nhƣ cân đối tài chính của doanh nghiệp.

Về phía hành khách đi xe: Đƣợc quyền bình đẳng trong sử dụng dịch vụ

nhƣng phải tuân thủ các qui định chung và trả tiền theo qui định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 38 - 40)