Hoàn thiện việc phân định chức năng quản lý nhà nƣớc và quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 99 - 105)

doanh nghiệp trong lĩnh vực VTHKCC ở các thành phố Việt Nam

3.1.4.1. Quản lý nhà nƣớc và quản lý doanh nghiệp

Việc phân định chức năng quản lý nhà nƣớc và quản lý doanh nghiệp là một trong những bƣớc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng mô hình. Bởi lẽ muốn xây dựng đƣợc mô hình quản lý hiệu quả thì việc đầu tiên cần làm rõ là mô hình quản lý sẽ phải thực hiện những chức năng quản lý gì?

Về mặt lý thuyết nhà nƣớc có thể thực hiện hoàn toàn các nội dung và công việc từ (1) đến (11) trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Hoàn thiện phân định chức năng QLNN và doanh nghiệp

TT Các nội dung quản lý Cơ quan quản lý NN về VTHKCC Cơ quan quản lý NN về VTHKCC + DN Doanh nghiệp

1 Quy hoạch chiến lƣợc và thể chế + - -

2 Quy hoạch các loại hình vận tải + - -

3 Tổ chức cung ứng - + + 4 Phối hợp các phƣơng thức + + - 5 Giám sát chất lƣợng + + + 6 Đề xuất giá vé + + - 7 Quản lý hệ thống thu vé + + + 8 Marketing dịch vụ VTHKCC + + +

9 Quy hoạch cơ sở hạ tầng

VTHKCC + - -

10 Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng

VTHKCC + + -

11 Quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng

VTHKCC + + +

* Ghi chú: + Tốt - Không tốt

Đây chính là mô hình tập quyền đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới những năm 1980 trở về trƣớc, kể cả ở các nƣớc Tây Âu. Vào những năm cuối thế kỷ 20, nhiều đô thị có xu hƣớng chuyển quyền tổ chức cung ứng dịch vụ cho các doanh nghiệp đây chính là mô hình phân quyền đƣợc áp dụng rộng rãi và thành công ở nhiều thành phố trên thế giới.

Kết quả phân tích cho thấy có một số chức năng nhất thiết thuộc về quản lý nhà nƣớc. Cũng có một số chức năng có thể do nhà nƣớc thực hiện hoặc do doanh nghiệp đảm nhận. Điều này tùy thuộc vào điều kiện thực tế cũng nhƣ năng lực của doanh nghiệp.

Cũng từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy có một số chức năng doanh nghiệp có thể làm tốt hơn nhà nƣớc rất nhiều (Chẳng hạn phần tổ chức cung ứng nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 1).

Cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn cho thấy: Không có một phƣơng án phân định chức năng giữa quản lý nhà nƣớc và quản lý của doanh nghiệp mang tính duy nhất có thể áp dụng cho mọi trƣờng hợp. Có một số chức năng có thể có sự đan xen giữa quản lý nhà nƣớc và quản lý doanh nghiệp.

Chẳng hạn về giám sát chất lƣợng, cơ quan quản lý nhà nƣớc phải quản lý đƣợc nội dung này để đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần (Và hoàn toàn có thể) quản lý chất lƣợng dịch vụ của chính doanh nghiệp mình để đảm bảo thu hút đƣợc ngƣời dân sử dụng mới tồn tại đƣợc trên thị trƣờng. Bởi vậy tùy vào điều kiện cụ thể của thành phố mà các chức năng cụ thể cho quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp có thể khác nhau.

Tuy nhiên có một nguyên lý có thể dễ dàng nhận đƣợc sự đồng thuận cao là cơ quan quản lý nhà nƣớc chỉ nên thực hiện những chức năng họ có thể làm tốt, nội dung nào doanh nghiệp làm tốt thì nên để doanh nghiệp thực hiện. Thuật ngữ “làm tốt” ở đây cần đƣợc hiểu nhƣ lợi ích tổng thể chung đối với cộng đồng trong đó có ngƣời dân, doanh nghiệp và nhà quản lý, trên tất cả các góc độ về kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

3.1.4.2. Quản lý nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng về VTHKCC

Ngay trong các nội dung quản lý nhà nƣớc, cũng cần phân tách tƣơng đối rõ ràng chức năng quản lý nhà nƣớc cấp trung ƣơng và địa phƣơng. Xu hƣớng chung trên thế giới và cũng là con đƣờng tiếp cận đối với Việt Nam hiện nay là: Ngày càng đề cao quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng và giảm dần sự can thiệp trực tiếp của chính quyền trung ƣơng (Bảng 3.4).

Tóm lại, Nhà nƣớc trung ƣơng chỉ nên tập trung vào việc xây dựng những thể chế khung và kết hợp với địa phƣơng trong việc quy hoạch các loại hình vận tải, hỗ trợ đầu tƣ các cơ sở hạ tầng trọng điểm khi cần thiết ở địa phƣơng. Đây cũng là hƣớng phát triển mô hình “Chính quyền đô thị” ở nƣớc ta trong tƣơng lai. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là tùy điều kiện và năng lực thực tế của chính quyền địa phƣơng để lựa chọn phƣơng án phân định chức năng giữa chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng cho phù hợp.

Bảng 3.4 Phân định quản lý trung ƣơng và địa phƣơng TT Các nội dung quản lý Quản lý NN Cấp quản lý

1 Quy hoạch chiến lƣợc và thể chế + TW

2 Quy hoạch các loại hình vận tải + Địa phƣơng +TW

3 Tổ chức cung ứng - Địa phƣơng

4 Phối hợp các phƣơng thức + Địa phƣơng

5 Giám sát chất lƣợng + Địa phƣơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Qui định giá vé + Địa phƣơng

7 Quản lý hệ thống thu vé + Địa phƣơng

8 Marketing dịch vụ VTHKCC + Địa phƣơng

9 Quy hoạch cơ sở hạ tầng VTHKCC + Địa phƣơng

10 Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng

VTHKCC + TW + Địa phƣơng

11 Quản lý vận hành cơ sở hạ tầng

VTHKCC + Địa phƣơng

* Ghi chú: + Tốt - Không tốt

3.1.4.3. Hoàn thiện phân cấp cho cơ quan quản lý về VTHKCC ở các thành phố Việt Nam.

Quyền hạn của cơ quan quản lý VTHKCC phụ thuộc vào đối tƣợng quản lý. Khi cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm quản lý một mạng lƣới vận tải hành khách bao phủ cả một đô thị rộng lớn, thì tƣơng ứng với điều này, cơ quan quản lý VTHKCC phải có quyền hạn ở toàn bộ khu vực đô thị đó.

Từ cơ sở khoa học kết hợp với phân tích thực trạng phân cấp quản lý, luận án đề xuất về phân định quyền hạn của cơ quan quản lý VTHKCC theo loại đô thị nhƣ Bảng 3.5.

Trong đề xuất này cơ quan quản lý VTHKCC tại các đô thị đặc biệt chịu trách nhiệm về VTHKCC trong cả đô thị và có thêm chức năng tham mƣu trực tiếp cho UBND các cấp trong việc quy hoạch sử dụng đất, phục vụ cho việc hoạch định và triển khai các chính sách VTHKCC.

Bảng 3.5 Đề xuất về phân định quyền hạn của cơ quan quản lý VTHKCC ở các nhóm đô thị Việt Nam

Loại đô thị Quyền hạn của cơ quan quản lý VTHKCC (đề xuất)

Đô thị đặc biệt

Quyền hạn ở mức đô thị bao gồm toàn bộ các khu vực trong vùng phục vụ của mạng lƣới VTHKCC

Là cơ quan đầu tiên đƣợc Thành phố tham vấn về quy hoạch sử dụng đất và các chính sách về VTHKCC.

Một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về quản lý VTHKCC trong khu vực đô thị

Trực tiếp báo cáo UBND về các vấn đề liên quan đến VTHKCC.

Đô thị loại I và II

Quyền hạn trong phạm vi đô thị, bao gồm đô thị trong vùng phục vụ của mạng lƣới VTHKCC và các quận huyện.

Là cơ quan đầu tiên đƣợc Thành phố tham vấn về quy hoạch sử dụng đất và các chính sách về VTHKCC

Có thể đƣợc quản lý trực tiếp bởi các Sở GTVT các tỉnh, thành phố

Đô thị loại III

Quyền hạn trong phạm vi thị xã thị trấn và các phƣờng

Là cơ quan đầu tiên đƣợc UBND Tỉnh tham vấn về quy hoạch sử dụng đất và các chính sách về VTHKCC ở quy mô thị xã thị trấn

Có thể đƣợc quản lý bởi cơ quan quản lý về giao thông của địa phƣơng (Phòng giao thông của thị xã thị trấn)

3.1.4.4 Hoàn thiện mối quan hệ giữa cơ quan quản lý VTHKCC- Doanh nghiệp- Hành khách

Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý VTHKCC - Đơn vị cung ứng dịch vụ VTHKCC - Hành khách là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình vận hành của mô hình quản lý VTHKCC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ quan quản lý VTHKCC và doanh nghiệp cung ứng có thể đeo đuổi những mục tiêu khác nhau. Với cơ quan quản lý đây có thể là mức độ phát triển của VTHKCC, khả năng chi trả của ngƣời dân, giá vé, chất lƣợng dịch vụ, mức độ an toàn và hài lòng của hành khách về dịch vụ, và mức độ trợ giá.

Với đơn vị cung ứng, lợi nhuận sẽ là mục tiêu hàng đầu. Với hành khách thì quan tâm hàng đầu là chất lƣợng và giá cả của dịch vụ. Một mô hình quản lý tốt cần đảm bảo duy trì lợi ích giữa các bên có liên quan một cách bền vững.

Cần có sự thay đổi cơ bản trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lý VTHKCC và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VTHKCC. Điều này đƣợc thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.6 Đề xuất hoàn thiện mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VTHKCC

Hiện tại Phƣơng án đề xuất

Thông qua các yêu cầu trực tiếp đến doanh nghiệp VTHKCC

Thông qua các Hợp đồng cung ứng A-B nhƣng chƣa thực sự bình đẳng.

Thông qua hợp đồng cung ứng A-B mang tính bình đẳng.

Kiểm tra giám sát chặt chẽ chất lƣợng dịch vụ VTHKCC

Có bộ phận xử lý thông tin phản hồi của khách hàng một cách khách quan và hiệu quả

Thắt chặt các điều kiện tham gia VTHKCC để giảm thiểu rủi ro và nâng cao độ tin cậy của dịch vụ VTHKCC (Bảo lãnh ngân hàng, chế độ báo cáo, trách nhiệm cá nhân và xử lý vi phạm) Để đạt đƣợc điều này, những nội dung nhất định sẽ cần có sự tham gia của các bên có liên quan (Bảng 3.7).

Bảng 3.7 Các bên có liên quan trong quan hệ: Cơ quan quản lý nhà nƣớc - Doanh nghiệp - Ngƣời dân

Giai đoạn Nội dung Các bên có liên quan/yêu cầu

Quy hoạch VTHKCC Quy hoạch các phƣơng thức vận tải, luồng tuyến

Cần có sự tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và ngƣời dân Đầu tƣ xây dựng CSHT Xây dựng cơ sở hạ tầng

phục vụ VTHKCC

Cần có sự tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và ngƣời dân

Đấu thầu Lựa chọn nhà cung ứng

dịch vụ tốt nhất Cần mở với tất cả các thành phần kinh tế Giám sát chất lƣợng Giám sát về các chỉ tiêu khai thác vận hành, độ tin cậy, an toàn, tiện nghi

Cho phép hành khách có khả năng phản hồi trực tiếp với cơ quan quản lý VTHKCC

Yêu cầu doanh nghiệp phải có bộ phận chuyên trách về giám sát chất lƣợng và báo cáo chất lƣợng định kỳ, chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

Giai đoạn Nội dung Các bên có liên quan/yêu cầu

Nghiệm thu sản phẩm

Cơ quan quản lý VTHKCC nghiệm thu dịch vụ do các doanh nghiệp cung ứng.

Có cơ chế ràng buộc cụ thể về việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng.

Có quy định cụ thể về trách nhiệm và cơ chế xử lý trong trƣờng hợp doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 99 - 105)