1.3.3.1. Tổng quan về mô hình quản lý
a- Khái niệm về mô hình quản lý:
Theo [20], [27] mô hình tổ chức quản lý là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng quyền hạn và trách nhiệm nhất định, có mối quan hệ với nhau, đƣợc bố trí theo các khâu và các cấp nhất định để thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đƣợc đặt ra.
Một mô hình quản lý thƣờng bao gồm nhiều bộ phận có những chức năng nhiệm vụ riêng, nhƣng đều hỗ trợ và phối hợp nhằm đặt đƣợc mục tiêu tổng thể. Trong một mô hình quản lý, thƣờng tồn tại hai loại quan hệ dọc và ngang: Quan hệ dọc giữa một cấp quản lý với một cấp quản lý thấp hơn. Quan hệ ngang là quan hệ giữa hai bộ phận đồng cấp. Thông thƣờng quan hệ ngang là quan hệ mang tính chất phối hợp hoạt động.
b- Phân loại mô hình quản lý:
Theo cấp độ, mô hình quản lý có thể bao gồm: Cấp Chính phủ
Cấp Tỉnh/Thành phố Cấp Sở, Quận, Huyện Cấp Phòng, Xã, Phƣờng.
Theo chức năng, các mô hình quản lý có thể phân loại thành: Lập pháp (Quốc hội)
Hành pháp (Chính phủ, Bộ, UBND các cấp)
Tƣ pháp (Viện Kiểm soát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp) Các mô hình quản lý đề xuất trong luận án thuộc về cấp Sở/Quận/Huyện và Phòng trong nhánh hành pháp (Thực thi các nhiệm vụ quản lý cụ thể).
c- Các dạng mô hình quản lý
Trên thế giới, ở cấp địa phƣơng (Thành phố/Tỉnh/Khu vực), có một số dạng mô hình cơ bản sau:
Mô hình Hội đồng: Có một cơ quan chịu trách nhiệm về VTHKCC, trong đó có một hội đồng chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan này. Các quyết định quan trọng của cơ quan sẽ đƣợc thông qua hội đồng. Mô hình này khá phổ biến tại các nƣớc Châu Âu.
Mô hình quản lý tập quyền: Trong một khu vực có một cơ quan chịu trách nhiệm về VTHKCC, trong đó có một ngƣời cao nhất chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan này. Mô hình này đƣợc áp dụng ở nhiều nơi nhƣ Châu Mỹ và Châu Á.
Theo [27]về lý thuyết có thể tồn tại một số dạng mô hình quản lý nhƣ sau: Mô hình trực tuyến: Là mô hình đã ra đời và tồn tại trong hơn 10 thế kỷ, từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 20 mới xuất hiện các mô hình khác. Trong mô hình này mỗi nhân viên cấp dƣới chỉ nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ một ngƣời quản lý cấp trên. Ƣu điểm lớn nhất ở đây là đảm bảo chế độ một thủ trƣởng, mệnh lệnh đƣợc thực thi nhanh, mỗi cấp dƣới chỉ có một cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên trong trƣờng hợp quy mô lớn, mô hình này không khả thi vì bộ phận lãnh đạo, ngƣời lãnh đạo không thể trực tiếp chỉ đạo toàn bộ các nhân viên.
Mô hình chức năng: Ra đời vào đầu thế kỷ 20 để khắc phục nhƣợc điểm của mô hình trực tuyến. Theo mô hình này, từng bộ phận đảm nhận những chức
năng nhất định với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Ƣu điểm ở đây là phù hợp với quy mô lớn, tạo điều kiện cho ngƣời lao động phát huy chuyên môn, giảm bớt khối lƣợng thông tin cho bộ phận quản lý. Tuy nhiên các bộ phận ở cấp dƣới phải chịu sự quản lý của rất nhiều đầu mối và có thể dẫn đến chồng chéo.
Mô hình trực tuyến - chức năng: Ra đời khoảng những năm 1930 là mô hình thịnh hành hiện nay, kết hợp của hai mô hình trực tuyến và chức năng. Bộ phận lãnh đạo ra các quyết định dựa trên sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng. Ngƣời lãnh đạo vẫn toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong tổ chức. Ƣu điểm là đảm bảo chế độ một Thủ trƣởng, phát huy đƣợc chuyên môn của các bộ phận tuy nhiên có thể dẫn đến quy mô cồng kềnh, một số tƣ vấn của các bộ phận chức năng có thể chồng chéo.
Ngoài ra trong thực tế còn có các dạng mô hình khác nhƣ: Mô hình trực tuyến – tham mƣu; Mô hình chƣơng trình mục tiêu nhằm hoàn thành một chƣơng trình cụ thể. Khi kết thúc chƣơng trình, bộ phận quản lý đó có thể bị giải tán hoặc sáp nhập. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này đòi hỏi phải có những quy định rất chặt chẽ và khoa học về điều lệ và quy chế hoạt động nếu không sẽ dẫn đến một tổ chức cồng kềnh, kém hiệu quả, vi phạm các nguyên tắc quản lý.
Sơ đồ nguyên tắc các dạng mô hình quản lý trên đây đƣợc thể hiện chi tiết trong Phụ lục B của Luận án.
1.3.3.2. Nguyên tắc, yêu cầu và các bƣớc xây dựng mô hình quản lý
a- Các nguyên tắc và yêu cầu trong xây dựng mô hình quản lý:
Theo [20], [27], việc xây dựng mô hình quản lý phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cơ bản sau:
Mô hình tổ chức phải phục vụ cho nhu cầu thực tế (Ngắn hạn, dài hạn), hỗ trợ cho việc thực thi các chính sách ở các cấp cao hơn trong một phạm vi hành chính nhất định (Thành phố, Quốc gia).
Phù hợp với nguyên tắc phân công lao động xã hội, trong đó các mối quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý phải đƣợc xem xét để đảm bảo đem lại kết quả chung cho toàn bộ hệ thống.
Đảm bảo tính thống nhất: Các chức năng, quyền hạn nhiệm vụ, không mâu thuẫn và không chồng chéo. Các bộ phận trong tổ chức phải có nhiệm vụ
cụ thể bao quát toàn bộ mục tiêu và chức năng của mô hình. Ngoài ra giữa chức năng nhiệm vụ và quyền hạn thầm quyền phải phù hợp.
Quá trình xây dựng mô hình phải đảm bảo từng bộ phận có chức năng nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng, có sự phân chia quyền lực hợp lý, khoa học.
Phải xác định rõ đƣợc phạm vi hành chính mà mô hình quản lý có quyền quản lý.
Mô hình tổ chức phải đem lại những lợi ích nhất định. Các phân tích lợi ích chi phí cần đƣợc nhìn nhận trên quan điểm tổng thể kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Ngoài ra cần đảm bảo mô hình có thể thu nhận thông tin phản hồi và ra quyết định điều chỉnh kịp thời, cho phép các cá nhân có thể có tiếng nói, tham gia vào quá trình ra quyết định cũng nhƣ phát huy đƣợc hết tiềm năng của từng cá nhân và bộ phận.
Mô hình quản lý phải phù hợp với đối tƣợng quản lý (Về mức độ phức tạp trong quản lý, công cụ quản lý, tần suất quản lý, quy mô...).
b- Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý:
Mô hình tổ chức quản lý VTHKCC chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố. Có một số nhân tố chính có thể ảnh hƣởng đến mô hình nhƣ (Hình 1.8).
Hình 1.8 Các nhân tố ảnh hƣởng đến mô hình tổ chức quản lý VTHKCC
Tầm nhìn và các chính sách vĩ mô sẽ quyết định vị trí và vai trò của mô hình tổ chức quản lý trong hệ thống chính trị.
Mức độ can thiệp của nhà nƣớc trên thị trƣờng (Trong nhiều trƣờng hợp có thể có liên quan đến thể chế chính trị) sẽ ảnh hƣởng đến vai trò của Nhà nƣớc trong các quyết định của tổ chức.
Các quy định quản lý cụ thể xác định quyền hạn và nhiệm vụ cho tổ chức. Ngoài ra mô hình tổ chức quản lý cũng gián tiếp bị ảnh hƣởng bởi thể chế chính trị, các điều kiện về kinh tế - xã hội.
Tầm nhìn vĩ mô chính sách và mục tiêu Mô hình tổ chức quản lý Quy định và nội dung quản lý cụ thể Mức độ can thiệp của nhà nƣớc trên thị trƣờng
c- Các bước xây dựng mô hình quản lý
Quá trình xây dựng mô hình quản lý đƣợc thực hiện qua các bƣớc:
- Xác định mục tiêu tổng quát ở tầm vĩ mô (Khuyến khích VTHKCC, hạn chế vận tải cá nhân...).
- Phân định chức năng quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp. - Phân tích đối tƣợng quản lý (Hệ thống VTHKCC). - Xác định công cụ quản lý.
- Đề xuất mô hình (Vị trí, tên gọi, cơ chế hoạt động,...). - Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ.