Đánh giá hiệu quả mô hình QLNN về VTHKCC ở đô thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 44 - 46)

1.3.4.1. Phƣơng pháp luận chung.

Các phƣơng pháp truyền thống thƣờng đánh giá hiệu quả của mô hình quản lý dựa trên trách nhiệm của các bộ phận có liên quan. Tuy nhiên theo [44], một trong những quan điểm tiếp cận mới thì hiệu quả của mô hình quản lý cần đƣợc đánh giá cả trên trách nhiệm các bộ phận liên đới cũng như hiệu quả hoạt động của hệ thống. Cụ thể nhƣ sau:

- Mô hình quản lý phải đảm bảo từng chức năng nhiệm vụ cụ thể có bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm.

- Chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận trong mô hình và với các bộ phận quản lý khác có liên quan không đƣợc chồng chéo.

- Sự thống nhất giữa chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trách nhiệm. - Mức độ đảm bảo thời gian ra quyết định theo yêu cầu.

- Tính hiệu quả của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin và đảm bảo thông tin phản hồi đến đƣợc vị trí cao nhất trong tổ chức (Nếu cần).

- Việc đảm bảo quyền quản lý thông suốt từ trên xuống dƣới.

Tóm lại, một mô hình quản lý tốt là một mô hình có chức năng nhiệm vụ rõ ràng, không bị chồng chéo với các bộ phận khác, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong mô hình rõ ràng, qui định trách nhiệm cụ thể với từng cá nhân, quá trình thu nhận và xử lý thông tin, ra quyết định quản lý nhanh chóng và hiệu quả.

1.3.4.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình QLNN về VTHKCC ở đô thị.

a- Mục đích đánh giá hiệu quả QLNN về VTHKCC ở đô thị:

- So sánh giữa thực hiện và mục tiêu để có thể điều chỉnh những giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển VTHKCC.

- Đánh giá để biết đƣợc mức độ thực tế trong các quyết định quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Để nắm bắt kịp thời thực trạng, kết quả hoạt động của VTHKCC trong đô thị nhằm khắc phục những tồn tại, hoàn thành mục tiêu đề ra, giúp các nhà quản lý có cách nhìn nhận dự báo đƣợc xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai.

b- Về phương pháp đánh giá:

Trên cơ sở phƣơng pháp luận chung, để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của mô hình QLNN về VTHKCC ở đô thị ngƣời ta có thể sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ:

- Phân tích thống kê.

- Phân tích theo cấp độ (Analytical Hierarchy Process). - Phƣơng pháp chuyên gia.

- Phân tích lợi ích – chi phí (Cost Benefit Analysis) - Phân tích đa chỉ tiêu (Multi – Criteria Analysis), vv...

c- Nguyên tắc đánh giá hiệu quả VTHKCC trong đô thị

Theo [2], [19], [28], VTHKCC ở đô thị là một lĩnh vực đặc thù nên để đánh giá hiệu quả hoạt động của nó một cách khách quan và toàn diện cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Đánh giá hiệu quả VTHKCC trên quan điểm hệ thống và hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp theo giá mờ (Shadow price).

- Đảm bảo hài hòa mục đích và mục tiêu của mỗi chủ thể tham gia vào hệ thống VTHKCC.

- Đánh giá hiệu quả VTHKCC đảm bảo tính khách quan. - Đánh giá hiệu quả của VTHKCC theo quan điểm phát triển.

Theo [17], [18], để đánh giá hiệu quả của QLNN nói chung và mô hình QLNN về VTHKCC ở đô thị nói riêng, ngƣời ta có thể sử dụng các nhóm chỉ tiêu cơ bản sau đây:

(1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá cải thiện khả năng tiếp cận, chất lƣợng dịch vụ và mức độ đáp ứng nhu cầu đi lại của ngƣời dân bao gồm: (i) Mức độ bao phủ của mạng lƣới VTHKCC; (ii) Mức độ triệt để chuyến đi của hành khách bằng phƣơng tiện VTHKCC; (iii) Năng lực cung ứng của hệ thống VTHKCC và hiệu suất sử dụng; (iv) Tốc độ lữ hành; (v) Mức độ tăng trƣởng lƣợng hành khách đi lại bằng VTHKCC; (vi) % đáp ứng nhu cầu và mức độ đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra; (vii) Chất lƣợng phục vụ và mức độ hài lòng của hành khách, vv...

(2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về việc đảm bảo An toàn giao thông gồm: (i) Mức độ giảm tần suất tai nạn (ii) Chỉ tiêu đánh giá về giảm mức độ nghiêm trọng của tai nạn.

(3) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về thân thiện với môi trƣờng: (i) Mức độ giảm ô nhiễm không khí do GTĐT gây ra; (ii) Giảm tiếng ồn từ hoạt động GTĐT.

(4) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về sử dụng năng lƣợng trong VTHKCC: Chỉ tiêu để đánh giá có thể là số KW trung bình/HK*Km hoặc số KW trung bình/ Phƣơng tiện * Km, số lƣợng xăng hoặc dầu diesel/ HK*Km.

(5) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về nâng cao hiệu quả đầu tƣ và trợ giá của Nhà nƣớc cho VTHKCC và cải thiện kinh tế trong đô thị.

Tóm lại, đánh giá hiệu quả mô hình QLNN về VTHKCC ở đô thị cần đƣợc xem xét trên nhiều khía cạnh trên cơ sở so sánh mức độ cải thiện của các nhóm chỉ tiêu nhƣ đã nêu trên. Đây là vấn đề rất phức tạp nhƣng không phải là mục tiêu nghiên cứu chính của luận án. Bởi vậy trong luận án để đánh giá các mô hình QLNN về VTHKCC ở các thành phố Việt Nam, tác giả chỉ dừng lại ở phân tích định tính là chủ yếu kết hợp với một vài chỉ tiêu định lƣợng mang tính tổng quát nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý vận tải hành khách công cộng trong các thành phố việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)